Chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 35 - 36)

7- Kết cấu luận văn

1.4.4-Chất lƣợng tín dụng

Chất lượng danh mục tín dụng là chỉ tiêu xác định lợi nhuận của các ngân hàng. Nguy cơ cao nhất phải đối mặt với một ngân hàng là những tổn thất phát sinh từ các khoản vay quá hạn. Trong đó, việc xác định tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Đây là mối quan tâm lớn của tất cả các NHTM nhằm kiểm soát khoản nợ xấu đến mức thấp nhất.

Chất lượng tín dụng trong nghiên cứu này được đánh giá thông qua tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Chỉ số này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay (Peter S. Rose, 2004). Khi tỷ lệ này thấp

chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao nghĩa là ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Từ đó, làm cho thu nhập từ lãi vay giảm trong khi gia tăng các chi phí trong việc thu hồi các khoản vay quá hạn, điều đó dẫn đến làm giảm lợi nhuận kéo theo là giảm hiệu quả sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ xấu gây ra.

Theo các nghiên cứu của của Nguyễn Công Tâm & Nguyễn Minh Hà [25], Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang [32], Nsambu Kijjambu Frederick [38], Ong Tze San and Teh Boon Heng [39], Tobias Olweny & Themba Mamba Shipho [44]; Vincent Okoth Ongore and Gemechu Berhanu Kusa [45] cũng đã cho thấy chất lượng tín dụng biểu hiện thông qua chỉ số này có mối tương quan âm đến hiệu quả ROA và ROE của các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng [39] nhưng kiểm định với biến NIM thì kết quả lại có mối tương quan dương, tức là dù có những tổn thất từ hoạt động cho vay nhưng các ngân hàng hoạt động với chất lượng tài sản tốt thì những tổn thất này sẽ được giảm thấp và giá trị chỉ tiêu NIM vẫn đạt được hiệu quả. Những kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết rủi ro – lợi nhuận, lý thuyết ngụ ý một mối quan hệ tích cực giữa rủi ro và lợi nhuận, tài sản có mức độ rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 35 - 36)