Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 97 - 98)

7- Kết cấu luận văn

3.2.4-Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận

Ngoài các biện pháp nâng cao chất lượng tài sản và tín dụng, giảm thiểu các khoản nợ xấu phát sinh thì việc kiểm soát chi phí cũng là những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của Sacombank.

Việc giảm chi phí trong giai đoạn hiện nay là vấn đề còn chút khó khăn đối với Sacombank bởi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Các ngân hàng chỉ có thể tiết giảm các chi phí không cần thiết, hạn chế các khoản chi không hợp lý. Vấn đề đặt ra là nhà quản trị Sacombank cần tiếp cận các nguồn vốn có chi phí thấp cũng như sàng lọc được các nguồn chi phí nào là chi phí cần tiết giảm, nguồn chi phí nào là không thay đổi và nguồn chi phí nào phải gia tăng nhằm duy trì và phát triển hoạt động. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, gia tăng thu nhập cho Sacombank, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây:

 Giảm chi phí hoạt động: Sacombank cần xây dựng lại tiêu chuẩn định mức và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí tổ chức hành chính bằng cách giảm định mức các chi phí du lịch, chi phí hội họp, chi phí công tác như vé máy bay, khách sạn, tiếp khách, quà tặng, huấn luyện và các chi phí liên quan đến vật liệu, giấy in, phí vận chuyển, điện thoại, tài liệu sách báo,… vì đây là các khoản chi phí không cố định và phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể trong từng thời kỳ. Đồng thời, phải nâng cao ý thức tiết kiệm của các nhân viên trong từng điểm giao dịch.

 Phải nhanh chóng tiến hành thanh lý, chuyển nhượng các tài sản lao động và công cụ, dụng cụ không còn nhu cầu sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí khấu hao hàng tháng cho các loại tài sản này.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu về kế hoạch, nhiệm vụ công tác trong những năm tiếp theo, Sacombank cần quan tâm hơn nữa các chính sách về nhân sự hợp lý để sử dụng tốt hơn hiệu quả lao động và chi phí bỏ ra, hay nói cách khác để có thể giảm được chi phí hoạt động. Vì vậy, Sacombank cần phải cơ cấu và rà soát lại toàn diện lực lượng lao động tại các CN, PGD bằng các giải pháp:

 Tiến hành cơ cấu và rà soát lại toàn thể nhân viên trong toàn hệ thống nhằm phân bổ nhân sự hợp lý, tránh tình trạng “nơi thừa, nơi thiếu” phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, đưa ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng nhằm ngăn chặn thói quan liêu, trục lợi cá nhân cũng như thái độ làm việc ỷ lại.

 Triển khai rà soát, đánh giá công bằng, khách quan, phản ánh đúng năng lực phẩm chất cán bộ; cơ cấu lao động tinh gọn, giảm bớt lao động không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác, thái độ làm việc kém hoặc không cần thiết sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 97 - 98)