Nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 93 - 96)

7- Kết cấu luận văn

3.2.2-Nâng cao chất lƣợng tín dụng

Trong công tác cho vay, trước tiên Sacombank phải đảm bảo an toàn tín dụng vì nợ xấu phát sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động cũng như lợi nhuận và uy tín thương hiệu của ngân hàng. Từ đó, Sacombank cần nghiên cứu mở rộng tín dụng để đạt lợi ích tốt nhất.

Đa dạng danh mục tài sản có sinh lời

Danh mục tài sản của hầu hết các NHTMCP Việt Nam đều chủ yếu phụ thuộc vào khoản mục tín dụng vì hoạt động tín dụng được coi là hoạt động truyền thống của bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy, cần đa dạng danh mục tài sản sinh lời của Sacombank theo hướng:

 Với ba “trụ cột” trong hoạt động của hệ thống là tài chính - ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư chứng khoán thì cũng cần chú trọng cải thiện danh mục đầu tư thông qua hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và nhiều tiềm năng phát triển; tham gia góp vốn thành lập các doanh nghiệp. Các hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, điều chỉnh đa dạng cơ cấu tài sản có và lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản.

 Cơ cấu lại danh mục cho vay bằng cách lập kế hoạch và tính toán để thấy được với tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, mỗi khu vực, mỗi loại sản phẩm… hay tỷ trọng giữa dư nợ cá nhân và dư nợ doanh nghiệp là bao nhiêu? Bên cạnh đó, các khoản cho vay phải được định giá một cách có khoa học dựa vào chi phí vốn, mức độ rủi ro của khoản vay, mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng.

Bên cạnh đó, vấn đề xử lý nợ xấu hiện đang là vấn đề trọng tâm không chỉ ở các NHTMCP mà còn là vấn đề quan trọng của NHNN và của Chính Phủ. Do đó,

nhằm nâng cao chất lượng tài sản, Sacombank phải đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tái cấu trúc lại danh mục tín dụng. Tác giả đề xuất một số giải pháp trên các khía cạnh như sau:

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động cho vay

 Khuyến khích hoạt động cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay công nghiệp hỗ trợ và hoạt động xuất khẩu.

 Tạo chu trình khép kín cho sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản phẩm – thu mua – tiêu thụ sản phẩm góp phần góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu cho ngân hàng.

 Thực hiện công tác đánh giá danh mục tín dụng định kỳ nhằm có sự điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá các khoản vay định kỳ hoặc đột xuất nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời trước nguy cơ rủi ro cao có thể xảy ra.

Đẩy mạnh xử lý nợ xấu đang tồn đọng

 Nợ xấu tại Sacombank tập trung phần lớn là doanh nghiệp, nợ xấu nằm trong mạng lưới nợ của các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp đang nợ ngân hàng lại nằm trong mạng lưới nợ lẫn nhau. Do đó, nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến việc sụp đổ dây chuyền. Vì thế, Sacombank cần phải có giải pháp xử lý riêng cụ thể, phù hợp cho từng loại nợ xấu và từng loại doanh nghiệp để đảm bảo xử lý nợ xấu hiệu quả.

 Sacombank phải thực hiện đồng bộ việc đánh giá lại chất lượng tài sản và từ đó đánh giá khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu bằng bảng thống kê chi tiết. Sau khi đã đánh giá chi tiết các khoản nợ xấu sẽ bán nợ qua VAMC. Việc bán nợ cho VAMC sẽ giúp cho Sacombank nhanh chóng làm sạch bảng cân đối tài chính, qua đó góp phần mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Đồng thời, hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng khi gặp khó khăn về thanh khoản do hệ lụy từ nợ xấu gây ra.

 Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, nợ quá hạn trên cơ sở mức rủi ro của từng khoản vay chứ không chỉ trên cơ sở nợ quá hạn, chấp nhận giảm lợi nhuận vì trên thực tế, các khoản vay mặc dù chưa đến hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao. Việc làm này tuy sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng sẽ giúp Sacombank ứng phó kịp thời nếu có xảy ra biến cố, và làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp Sacombank phải nộp. Để bù đắp tổn thất, Sacombank có thể thực hiện chính sách lương, thưởng cũng như các khoản chi phí một cách hợp lý hơn để chia sẻ khó khăn hiện tại.

Ngăn chặn nợ xấu phát sinh

 Tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định, tái thẩm định và xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ và thận trọng hơn;

 Nâng cao trình độ thẩm định và đánh giá tín dụng của các chuyên viên khách hàng tại Sacombank. Đồng thời, đưa ra các quy định chế tài trong công tác tín dụng nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng. Để đạt được điều đó, bên cạnh công tác đào tạo chuyên nghiệp, hiệu quả cho đội ngũ chuyên viên khách hàng, Sacombank cần đặc biệt chú trọng huấn luyện vai trò đạo đức của nhóm chuyên viên thẩm định để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro trong công tác đề xuất cấp tín dụng.

 Đưa ra chính sách tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn, cụ thể hạn chế cho vay đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho luân chuyển, không cấp tín dụng mới đối với những khách hàng có nợ nần chồng chất, trì trệ trong việc trả nợ hoặc không có tài sản bảo đảm,… Sacombank cần xây dựng lại bộ danh mục đầu tư tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro của danh mục, xác định mức phân bổ vốn tối ưu vào mỗi đối tượng khách hàng, mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mỗi khu vực, vùng miền…, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” như các NHTMCP vẫn hay thường vấp phải để đồng vốn có thể sinh lợi một cách tốt nhất.

 Rủi ro tín dụng là một rủi ro không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Sacombank phải tự bảo vệ mình trước bằng cách hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác kiểm soát nội bộ vì

đây là hoạt động mang tính thường chuyên và cần thiết cho mọi hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, Sacombank có thể xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm soát nội bộ trên cơ sở xác định kỳ vọng của Hội đồng quản trị và Ban điều hành về giá trị lợi ích sẽ mang lại, từ đó mô tả những nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát nội bộ thông qua điều lệ, quy chế, quy định kiểm soát và cuối cùng là xây dựng chiến lược chính thức để hoàn thiện một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả.

 Tích cực theo dõi, bám sát các hoạt động của khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Tiếp tục duy trì và nâng cao hoạt động của “Tổ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn”; khai thác tối đa chức năng của “Tổ xử lý tài sản”; vận dụng triệt để các hình thức, biện pháp linh hoạt, sớm lưu động hóa nguồn vốn, đưa vào sinh lời hiệu quả, tăng cường hơn nữa các cơ chế kiểm tra chéo, tăng cường công tác hậu kiểm trong hoạt động của CN, PGD để kịp thời phát hiện các sai sót; phân tích, cảnh báo rủi ro; hoàn thiện chương trình quản lý rủi ro; xây dựng danh mục kiểm soát rủi ro toàn diện.  Để nâng cao chất lượng tín dụng, Sacombank cần tiếp tục đẩy mạnh phát

triển hơn nữa hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 93 - 96)