Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 102 - 104)

7- Kết cấu luận văn

3.3.2-Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành

 NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan khác trong hoạt động của NHNN.  NHNN phải chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các công cụ chính

sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường. NHNN phải thực hiện điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để đảm bảo tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả.

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Với tình trạng nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, NHNN cần có những biện pháp quyết liệt để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng ngân hàng, kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém. Một số giải pháp có thể đề xuất áp dụng cho các NHTM như sau:

 Yêu cầu các NHTM nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh;

 NHNN cần yêu cầu các NHTM tính toán và báo cáo thực chất nợ xấu hiện tại và cả nợ xấu có khả năng phát sinh mới, khi đó sẽ giao chỉ tiêu giải quyết nợ xấu cho từng ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

 Trong thời gian vừa qua, các NHTM đã và đang tích cực xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi nợ, phát mãi tài sản, trích lập DPRR và đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC. Nhưng ngoài trích lập dự phòng, ba giải pháp còn lại vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, việc bán nợ xấu cho VAMC cũng chỉ mới làm sạch được bảng cân đối kế toán, còn nợ xấu vẫn chưa xử lý được tận gốc.  Theo kế hoạch, cuối năm 2015 VAMC sẽ thực hiện mua nợ xấu theo giá thị

trường thay vì mua theo giá trị sổ sách hiện nay. Kinh nghiệm thế giới cho thấy các công ty mua bán nợ thường chỉ mua lại khoản nợ bằng 20 - 50% giá trị sổ sách tùy thuộc vào chất lượng nợ và chất lượng tài sản thế chấp. Do vậy, khi bán nợ, các ngân hàng sẽ bị thua lỗ rất lớn. Vì thế, các NHTM cần có kế hoạch tự giải quyết nợ xấu.

 Đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập giữa các TCTD. Không chỉ sáp nhập mang tính tự nguyện mà NHNN cần can thiệp bắt buộc để lành mạnh hệ thống. Trong đó, hướng đến các NHTMCP lớn có sự chỉ phối của NHNN đã được cổ phần hóa và niêm yết sẽ sáp nhập thêm một hoặc vài NHTM nhỏ khác, nhằm tạo sự minh bạch và ngày một lớn mạnh hơn. Khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ giảm xuống.

 Ngoài việc đẩy mạnh sáp nhập hợp nhất để giảm nợ xấu, thì yếu tố thị trường mà cụ thể là sức mua cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xử lý nợ xấu. Kích cầu có tác dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, trong đó có cả kích cầu bất động sản bằng cách giảm lãi suất mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này. Nếu thị trường bất động sản tan băng sẽ là điều kiện tốt nhất để xử lý nợ xấu cho các NHTM.

 Đồng thời, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của NHTM, định kỳ đánh giá xếp loại các NHTM trong hệ thống, công bố danh sách những NHTM hoạt động lành mạnh, gia tăng niềm tin của khách hàng và đồng thời công bố danh sách những NHTM yếu kém cần xem xét việc tái cơ cấu hoặc sáp nhập.

Các kiến nghị khác

 NHNN cần phải giám sát chặt chẽ các cổ đông lớn của các ngân hàng, nhằm hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ đông đó đối với các NHTMCP, kiên quyết xử lý đối với người liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTM và các NHTM sở hữu vốn chéo lẫn nhau.

 Đồng thời, NHNN cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc và đồng bộ cho hoạt động của các ngân hàng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh đến mức thấp nhất những rủi ro và sự cố có thể xảy ra.

 Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cần tiếp tục đổi mới nhằm đẩy mạnh việc đôn đốc các TCTD báo cáo thông tin; tăng cường việc thu thập, cập nhật, quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác điều hành các chính sách tiền tệ - tín dụng của NHNN; nâng cao chất lượng bản trả lời tin; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để các TCTD thấy rõ lợi ích, chủ động khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 102 - 104)