7- Kết cấu luận văn
1.3.3- Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Ngoài việc quan tâm đến nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh lợi, thông thường trong hoạt động của mình, các NHTM cũng thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt. Trong nền kinh tế biến động như hiện nay khiến các nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều vào công tác kiểm soát và đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,… (Peter S. Rose, 2004). Tuy nhiên, để phản ánh đúng hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tác giả tập trung phân tích các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng, cụ thể là Tỷ lệ nợ quá hạn vàTỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ x 100% Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
Tổng dư nợ x 100%
Hoạt động cho vay được xem là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng. Chất lượng của danh mục cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng và nguy cơ mà ngân hàng phải đối mặt là tổn thất phát sinh từ các khoản nợ quá hạn và nợ xấu.
Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng, các chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức ≤ 5% và tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%. Quản lý nợ quá hạn và nợ xấu không những giúp ngân hàng tránh phải trích lập các khoản dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng mà còn giúp ngân hàng tránh bị kiểm soát đặc biệt từ NHNN, gây ảnh hưởng đến uy tín và phát triển mạng lưới của ngân hàng đó.
Hiện nay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ quá hạn, nợ xấu và trích lập dự phòng theo Khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống Đốc NHNN.