Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 72 - 79)

7- Kết cấu luận văn

2.3- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

2.3.1- Quy mô ngân hàng

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trong những năm trước đây, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tổng tài sản.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP diễn ra mạnh mẽ từ trước năm 2010. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản của Sacombank đã không được duy trì ổn định trong

năm 2010 và sụt giảm đáng kể trong năm 2011, cụ thể tổng tài sản năm 2011 giảm 10.918 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 7,16% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, tuy có tăng trở lại nhưng cũng chỉ tương đương với mức quy mô tổng tài sản năm 2010, có thể lý giải là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vấn đề nợ xấu đã được báo động trong năm 2011 vì tình trạng xuống dốc của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán; bên cạnh đó, năm 2012 là năm mà các chuyên gia ngân hàng đánh động về tình trạng sở hữu chéo vốn. Nhiều chuyên gia, cơ quan chuyên trách, tổ chức chuyên môn… lần lượt có phân tích và khuyến cáo về những bất cập, hạn chế của sở hữu chéo. Giai đoạn năm 2012 – 2014, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản của Sacombank đã có sự cải thiện đáng kể, đạt mức bình quân trong 3 năm 2012 – 2014 là 10,41% và mức 14,11% trong 5 năm 2010 – 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân này gần như là thấp nhất trong nhóm các NHTMCP khảo sát. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân cao nhất trong 5 năm đặc biệt kể đến là SHB với mức 46,00%, tiếp đó là EIB, MBB với tốc độ lần lượt là 25,54% và 25,17% (Phụ lục 18).

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Sacombank cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong những năm qua. Trong khi tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt mức 14,11% thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân đạt đến 18,08% (Phụ lục 19). Tương tự, SHB tăng trưởng tổng tài sản với tốc độ bình quân 46,00% kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng 35,00%; đặc biệt CTG, tuy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân chỉ 22,92% nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân đạt đến mức 48,10% trong giai đoạn 5 năm qua.

Tuy những năm vừa qua là những năm rất khó khăn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều bất ổn nội tại, nhưng với những nỗ lực thường xuyên, cả hệ thống đã bắt đầu vượt qua những khó khăn, quá trình tái cơ cấu và kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đã có những cải thiện đáng kể. Điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nhìn chung, hệ thống NHTMCP Việt Nam có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản mạnh mẽ trong những năm vừa qua, các ngân hàng tập trung vào việc phát triển mạng lưới, trang bị hệ thống công nghệ thông tin nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012 cả hệ thống ngân hàng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản thấp là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu và tình hình nợ xấu kéo dài, đó là khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam cho đến nay. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

2.3.2- Đòn bẩy tài chính

Tình hình tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng cũng tương tự như tình hình tăng trưởng quy mô tổng tài sản. Lý do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này tăng mạnh là do yêu cầu tăng vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó các NHTM phải đáp ứng lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN lên mức 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Năm 2012 được coi là năm rất khó khăn của các NHTMCP Việt Nam nên việc giảm tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng là vấn đề tất yếu.

Bảng 2.8: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng tài sản 152,387 141,469 152,119 161,378 189,803 Vốn chủ sở hữu 14,018 14,547 13,699 17,064 18,063 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính 9.20% 10.28% 9.01% 10.57% 9.52%

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)

Trở lại với Sacombank, vốn chủ sở hữu tăng mạnh nhất vào năm 2010 và năm 2013 với tốc độ tăng tương ứng là 32,92% và 24,56%. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2010 – 2014 đạt mức 12,26% (Phụ lục 20), mức tăng gần như thấp nhất trong nhóm các NHTMCP khảo sát. Các ngân hàng như SHB, CTG, MSB, VCB có tốc độ tăng tương đối cao, mức bình quân lần lượt là 37,13%; 36,38%; 25,56% và 22,32%. Việc tăng giảm giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng đó. Qua khảo sát 10 NHTMCP Việt Nam, kể cả Sacombank (Phụ lục 21) đã thể hiện bức tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của các ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn trong khối NHTMCP.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Sacombank năm 2014 là 9,52% và tỷ lệ bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 là 9,72%, cao nhất trong 10 NHTMCP được chọn khảo sát so sánh và tỷ lệ bình quân của nhóm ngân hàng này là 7,41%. Như vậy, có 7 ngân hàng có chỉ số trên mức trung bình nhóm, còn lại 3 ngân hàng có chỉ số thấp hơn, đó là CTG, ACB và BID. Mặc dù có quy mô tổng tài sản lớn trong khối hệ thống NHTMCP Nhà nước nhưng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính lại thấp hơn so với các NHTMCP tư nhân. Điều này cho thấy các NHTMCP Nhà nước sử dụng đòn bẩy tài chính thấp để cạnh tranh với các NHTMCP khác trong hoạt động kinh doanh, một phần do khả năng thu hút tiền gửi lớn của nhóm các ngân hàng này. Ngoài việc thể hiện khả năng thu hút vốn của các ngân hàng lớn, tỷ lệ đòn bẩy tài chính còn cho thấy một rủi ro không nhỏ đang tiềm ẩn, đó là tính thanh khoản của các ngân hàng. Vì vốn là “vùng đệm rủi ro” cho ngân hàng, nếu quá nhỏ so với tổng nguồn vốn, các ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thanh khoản. BID có tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhỏ nhất (trung bình 5,81%), tiếp theo là ACB (6,27%) và CTG (7,10%) (Phụ lục 21). Các ngân hàng lớn mặc dù có tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhỏ nhưng lại có uy tín, quy mô vốn lớn, do đó hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đó ổn định hơn và có thể chống đỡ trước những biến động mạnh từ nền kinh tế, kéo theo kết quả ROE càng lớn. Tuy nhiên, với một số ngân hàng khác, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ quá thấp sẽ là vấn đề đáng lo ngại và điều đó đã được thể hiện rõ trong thời gian qua.

2.3.3- Hiệu quả quản lý

Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến Hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ đã được xác định trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực và gia tăng thu nhập. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động thể hiện khả năng quản lý chi phí của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng quản lý càng kém, thu nhập tạo ra sẽ thấp. Mức bình quân của tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập hoạt động của nhóm các NHTMCP khảo sát trong giai đoạn 2010 – 2014 là 45,56% như đã phân tích ở phần trên theo Phụ lục 13. Trong số 4 NHTMCP có tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình nhóm thì có 3 ngân hàng là NHTMCP Nhà nước. Như vậy, khối NHTMCP Nhà nước quản lý chi phí tốt hơn các NHTMCP tư nhân.

Hiện nay, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập hoạt động của các NHTMCP vẫn còn cao mà gần như chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân viên chiếm đến hơn 50% tổng chi phí hoạt động trong cấu trúc chi phí của các báo cáo tài chính của các ngân hàng. Điều này đi ngược lại với xu hướng toàn cầu là chi phí hoạt động tăng phải do chi phí dịch vụ khách hàng tăng vì khách hàng luôn luôn yêu cầu ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Chi phí hoạt động cao với dịch vụ khách hàng cải thiện chậm làm cho các NHTMCP Việt Nam kém sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Xét về mức trung bình nhóm các NHTMCP khảo sát trong thời gian 5 năm qua thì có thể đánh giá Sacombank đã kiểm soát chặt chẽ các chi phí hoạt động. Tuy cao hơn đôi chút so với các NHTMCP khác nhưng mức chi phí hoạt động của Sacombank vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được và hoàn toàn phù hợp với thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển như hiện nay, nhiều ngân hàng còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý… Để nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh, Sacombank cần quan tâm hơn nữa vấn đề chi phí hoạt động để mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng trong thời gian tới.

Như đã phân tích ở tỷ số hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của nhân viên cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng. Chính vì vậy, Sacombank cần quan tâm hơn nữa các chính sách về nhân sự hợp lý để sử dụng tốt hơn hiệu quả lao động và chi phí bỏ ra.

Bảng 2.9: Năng suất lao động của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng nhân viên (người) 8,354 9,596 11,334 11,662 12,066 Thu nhập hoạt động 5,056,007 6,754,767 6,853,352 7,601,307 8,249,488

Năng suất lao động 605 704 605 652 684

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)

2.3.4- Chất lƣợng tín dụng

Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, việc xác định tỷ lệ nợ xấu và chi phí DPRR tín dụng là yếu tố rất quan trọng. Đây là mối quan tâm lớn của tất cả các NHTM nhằm kiểm soát khoản nợ xấu đến mức thấp nhất.

Theo quy định của NHNN, các khoản mục tín dụng đều phải đảm bảo dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ. Như vậy, tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng trên tổng dư nợ càng tăng có liên quan mật thiết với sự giảm đi của chất lượng khoản mục tín dụng đó.

Bảng 2.10: Tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chi phí DPRR (318) (395) (1,331) (435) (963) Tổng dư nợ 82,485 80,539 96,334 110,566 128,015 Tỷ lệ Chi phí DPRR (%) 0.39% 0.49% 1.38% 0.39% 0.75%

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)

Tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng trên tổng dư nợ tăng liên tục từ trước năm 2010 – 2011. Năm 2011, tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng là 0,49%, tăng đôi chút so với mức 0,39% năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng đột biến vào năm 2012 lên đến mức 1,38%. Nguyên nhân có thể lý giải là do năm 2012, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ xấu tăng cao tích lũy từ việc tăng trưởng tín dụng nóng, dư nợ tín dụng phần lớn tập trung vào bất động sản và chứng khoán… trong giai đoạn trước đó, vì vậy Sacombank phải trích lập dự phòng nhiều hơn để xử lý rủi ro tín dụng. Từ sau năm 2012, tín dụng đã gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Dòng vốn tín dụng đã tập trung phân bổ đồng đều vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung đáp ứng cho các lĩnh vực ưu tiên, tập trung cho vay phân tán, nhỏ lẻ để giảm thiểu rủi ro. Chính nhờ sự tập trung vào chất lượng tín dụng hơn là tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng của Sacombank đã giảm trở lại trong giai đoạn 2013 – 2014. Tỷ lệ bình quân trong 5 năm của Sacombank duy trì ở mức khoảng

0,68%, thấp hơn nhiều ngân hàng khác và thấp hơn mức trung bình 1,19% của nhóm các NHTMCP khảo sát trong giai đoạn 2010 – 2014. Điều này cho thấy chất lượng tài sản của Sacombank tương đối tốt hơn các ngân hàng như MSB, MBB, TCB, BID, VCB… được minh chứng bằng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng cao (Phụ lục 22). Sacombank cần phát huy hơn nữa trong công tác quản lý danh mục tài sản để giảm thiểu được rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu và chi phí DPRR tín dụng, từ đó giảm được các chi phí trong việc thu hồi các khoản vay quá hạn để gia tăng thu nhập, mang lại hiêu quả tài chính cao hơn cho ngân hàng.

2.3.5- Chất lƣợng thanh khoản

Những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản là biểu hiện của tình trạng không an toàn, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, giảm hiệu quả hoạt động, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. Chất lượng thanh khoản của các NHTM có thể được xem xét thông qua tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng.

Bảng 2.11: Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng cho vay 81,664 79,727 94,888 109,214 126,646 Tổng tiền gửi 78,335 75,092 107,459 131,645 163,057

Tỷ lệ cho vay/ Tiền gửi 104.25% 106.17% 88.30% 82.96% 77.67%

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi liên tục tăng từ 97,73% lên 106,17% từ năm 2009 đến năm 2011 trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng. Tuy nhiên năm 2012, tỷ lệ này giảm vì theo quy định trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN, tỷ lệ này của tất cả các NHTM phải giữ dưới mức 80% (Hiện nay tỷ lệ này đang được quy định theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Hiển nhiên, vẫn có ngoại lệ dành cho các NHTMCP quốc doanh như CTG, BID với mức cao trên 100%. Khi huy động tăng nhanh hơn nhiều so với tín dụng trong năm 2013, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi của Sacombank tiếp tục giảm xuống mức 77,67% trong năm 2014. Tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho

vay trung và dài hạn đạt trên 30% trong giai đoạn trước năm 2010, gây ra nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản cho Sacombank. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, Sacombank đã tích cực huy động vốn với kỳ hạn từ 1 năm trở lên để bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi của Sacombank được duy trì ở mức 91,87%, có thể xem gần như tương đương với mức

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)