Hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 34 - 35)

7- Kết cấu luận văn

1.4.3-Hiệu quả quản lý

Hiệu quả quản lý được đánh giá thông qua tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập hoạt động. Tỷ số này phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra và đầu vào để đạt được mức hiệu quả mong đợi. (Peter S. Rose, 2004)

Chi phí hoạt động là khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, nếu chi phí tăng quá cao sẽ làm giảm mức tỷ suất lợi nhuận. Do vậy, cần có những biện pháp quản lý chi phí hiệu quả giúp gia tăng hơn nữa lợi nhuận của ngân

hàng. Chi phí hoạt động là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong các nghiên cứu trước đây, có hai hướng tranh luận về ảnh hưởng của chi phí hoạt động đến hiệu quả của ngân hàng. Có quan điểm cho rằng các chi phí hoạt động không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi kém theo nghiên cứu của Tobias Olweny & Themba Mamba Shipho [44].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành & Hoàng Nguyễn Vân Trang [1], Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang [32], Nsambu Kijjambu Frederick [38], Ong Tze San and Teh Boon Heng [39], Samina Riaz [41], Vincent Okoth Ongore and Gemechu Berhanu Kusa [45] cũng đã cho thấy tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có quan hệ tích cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng, điều đó có nghĩa là khi các ngân hàng quản lý tốt chi phí trong hoạt động của mình sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi cao. Do đó, có thể thấy, lợi nhuận và chi phí luôn có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Với một ngân hàng hoạt động với tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập cao thì lợi nhuận của ngân hàng đó sẽ giảm.

Trong thực tế, theo ý kiến của các chuyên gia, khi chi phí tiền lương, tiền thưởng chi trả cho người lao động tăng lên sẽ dẫn đến chi phí hoạt động của ngân hàng cao hơn. Tuy nhiên, điều này lại khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, từ đó dẫn đến gia tăng lợi nhuận và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Hơn nữa, những nhà quản trị ngân hàng có trình độ cao, chuyên nghiệp có thể yêu cầu mức thu nhập cao hơn và do đó, một mối quan hệ tích cực giữa chi phí hoạt động với khả năng sinh lợi là điều hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 34 - 35)