Chất lƣợng thanh khoản

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 36)

7- Kết cấu luận văn

1.4.5-Chất lƣợng thanh khoản

Lợi nhuận chủ yếu của các NHTM chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi. Vì vậy một trong những cách thức làm tăng hiệu quả của ngân hàng – đó là phải sử dụng tốt nguồn vốn huy động bằng việc cho vay ra để tạo ra thu nhập từ lãi.

Chất lượng thanh khoản sử dụng trong nghiên cứu này thể hiện thông qua tỷ lệ cho vay và cho thuê tài chính trên tổng tiền gửi. Như vậy, nếu tỷ lệ này thấp nghĩa là ngân hàng không sử dụng tốt nguồn vốn huy động và ngược lại. Một ngân hàng sử dụng vốn tốt sẽ có số thu về lãi lớn hơn và hiệu quả tốt hơn. (Peter S. Rose, 2004)

Kết quả nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore and Gemechu Berhanu Kusa [45] cho thấy rằng tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) không có tác động mạnh đến hiệu quả tài chính của các NHTM.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Dhanuskodi Rengasamy [36], Nguyễn Công Tâm & Nguyễn Minh Hà [25] tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) lại có tác động tích cực đến hiệu quả của các ngân hàng.

1.5- KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM – BÀI HỌC CHO SACOMBANK

1.5.1- Kinh nghiệm của một số Ngân hàng TMCP Việt Nam

Trong những năm gần đây, có thể nói ngành ngân hàng Việt Nam đã qua thời “hoàng kim”, thời mà các ngân hàng có thể dễ dàng kiếm lợi nhuận từ nhiều sản phẩm dịch vụ, từ việc kinh doanh vàng, trái phiếu, cổ phiếu, hay đạt được biên lợi nhuận lớn từ hoạt động huy động vốn và cho vay. Khi hệ thống TCTD Việt Nam bước vào giai đoạn tái cơ cấu 2011 – 2015, rất nhiều vấn đề của TCTD được bộc lộ rõ. Từ đó, để tồn tại và phát triển, mỗi TCTD nói chung hay mỗi NHTMCP nói riêng phải nỗ lực tìm tòi và xây dựng được lối đi riêng cho mình phù hợp với các thế mạnh sẵn có, cũng như phân khúc khách hàng mà các TCTD hay các ngân hàng sẽ nhắm tới.

Trước thực tế đó, với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực”, Sacombank đã từng bước hoàn thiện những hạn chế, phát huy tối đa những thế mạnh và không ngừng đổi mới sáng tạo nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và vững chắc hơn.

Song song với đó, Sacombank cần phải học hỏi và đúc kết kinh nghiệm của một số NHTMCP trong nước – những ngân hàng đã tiên phong đi trước và đã phát triển vững mạnh, đã đạt được những thành tựu đáng kể và khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam.

Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank)

Với chặng đường hơn nửa thế kỷ hoạt động, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử, Vietcombank đã không ngừng có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Không ngừng phát triển để vươn lên, Vietcombank ngày nay là một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với thế mạnh cả về bán buôn, bán lẻ, dịch vụ ngân hàng đầu tư, các dịch vụ ngân hàng – tài chính truyền thống và hiện đại với chất lượng tốt nhất. Vietcombank phát triển trở thành ngân hàng đa năng, thương hiệu Vietcombank đã trở nên ngày một gần gũi, thân thiện trong lòng công chúng, nhận được sự đánh giá

cao của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức uy tín trong nước và trên thế giới với danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Vietcombank là ngân hàng có tổng tài sản và vốn điều lệ nằm trong “top” 4 hệ thống NHTM Việt Nam (sau Agribank, Vietinbank, BIDV). Trong số các ngân hàng dẫn đầu thì Vietcombank có tổng tài sản sinh lãi chiếm tỷ trọng cao nhất duy trì ổn định trong thời gian qua.

Đầu tiên, ở mảng tín dụng, Vietcombank đã duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng đều trong suốt những năm vừa qua do ngân hàng đã triển khai hàng loạt gói sản phẩm cho vay và dịch vụ kèm theo phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Vietcombank đẩy mạnh chiến lược kinh doanh vào mảng bán lẻ với lãi suất cho vay cạnh tranh. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng, Vietcombank liên tục đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân nhằm phân tán rủi ro và hướng đến biên lợi nhuận lớn hơn; mức tăng trưởng tín dụng trung bình mỗi năm của Vietcombank trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt khoảng 28,9%. Chính sự định hướng đúng và phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong từng thời kỳ, Vietcombank đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác tín dụng. Mặt khác, Vietcombank đã luôn khắt khe trong việc phân loại nợ và xử lý nợ xấu. Nhờ kiểm soát được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank luôn duy trì ở mức cho phép theo quy định của NHNN (dưới 3%). Tại thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 2,31% và mức trung bình trong giai đoạn 2010 – 2014 là 2,46%, tương đối thấp hơn so với một số NHTMCP khác tại Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng đặc biệt chú trọng trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng từ nhiều năm trước, tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 2) trên tổng dư nợ của Vietcombank luôn cao hơn mức trung bình ngành thể hiện sự chủ động trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, từ đó giúp tạo áp lực tốt cho vấn đề xử lý nợ xấu từ rất sớm.

Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã thực hiện các chính sách thu hút khách hàng tiền gửi một cách linh hoạt, năng động và hiệu quả thông qua cơ cấu sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Với uy tín thương hiệu vững mạnh, cộng với lợi thế thị phần huy động lớn, Vietcombank đã tiếp cận và thu hút được nhiều nguồn vốn giá rẻ trên thị trường, là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về huy động nguồn vốn không kỳ hạn cũng như vàng và ngoại tệ. Hoạt động này đã giúp

Vietcombank giảm lãi suất huy động bình quân, từ đó giúp lãi suất cho vay bình quân có tính cạnh tranh hơn trên thị trường, đảm bảo tổng thu nhập từ lãi luôn duy trì ở mức ổn định (trung bình khoảng 73% trong giai đoạn 2010 – 2014). Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng huy động đạt 74,91% năm 2014 và mức bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt khoảng 82,39% , cả hai ngưỡng này đều thấp hơn mức trung bình ngành và thấp hơn rất nhiều so với các NHTM quốc doanh.

Trong năm 2014 cũng như các năm trước đó, Vietcombank đã thực hiện theo đúng định hướng kinh doanh, đã không quá lệ thuộc vào hoạt động tín dụng, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ cũng như tính thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo ở ngưỡng an toàn. So với các NHTM khác, ngoài thu nhập lãi, Vietcombank có nguồn thu nhập đa dạng hơn, đóng góp từ nhiều mảng kinh doanh như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, giao dịch kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán… Tổng thu nhập ngoài lãi năm 2014 vừa qua của Vietcombank chiếm đến 32% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, cao hơn so với mức trung bình ngành (khoảng 20%). Và thu nhập ngoài lãi này trung bình đạt khoảng 27% trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Vietcombank cũng là ngân hàng dẫn đầu thị phần dịch vụ thanh toán, bao gồm thanh toán quốc tế và nội địa.

Xét về mặt hiệu quả, Vietcombank đang nằm trong “top” các ngân hàng có chỉ số lợi nhuận trên tổng số nhân viên; tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động… hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua, Vietcombank cũng chú trọng quan tâm đến công tác quản lý và kiểm soát chi phí, đặc biệt là các khoản chi phí lương, chi phí khấu hao và các chi phí hoạt động khác nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các khoản chi phí để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bình quân tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động của Vietcombank đạt khoảng 40% trong thời gian 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng chi phí trung bình và tốc độ tăng trưởng thu nhập trung bình tương đồng nhau (khoảng 11% mỗi năm). Như vậy, Vietcombank đã rất thành công trong công tác kiểm soát chi phí hoạt động của ngân hàng.

Đến năm 2014, lợi nhuận trước DPRR của Vietcombank đạt 10.442,2 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm trước. Mặc dù trích lập dự phòng nợ xấu lên đến 4.565 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau DPRR còn lại là 5.876,5 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2013. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do chịu sự ảnh hưởng của

khủng hoảng và suy thoái kinh tế kéo dài, nhưng kết quả là, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân của Vietcombank trong giai đoạn 2011 – 2014 là 2,19%, tương đối cao hơn một số NHTMCP khác.

Vietcombank hiện đang đẩy mạnh tái cơ cấu mọi mặt hoạt động, tiến hành đồng bộ việc chuyển đổi mô thức kinh doanh với việc áp dụng và triển khai nhiều kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hoạt động ngân hàng ngày một an toàn, hiệu quả với mục tiêu phấn đấu đưa Vietcombank trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có sức ảnh hưởng trong khu vực và có vị trí thứ 400 trong “top” 1000 Tập Đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.

Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB)

Sau hơn 20 năm thành lập và hoạt động, Ngân hàng Quân Đội đã tạo dựng được một nền tảng vững mạnh, không chỉ về tài chính, nhân lực mà cả về hệ thống quản trị, cơ sở hạ tầng… Đây chính là cốt lõi bền vững, đồng thời cũng là động lực tiếp đà tăng trưởng cho Ngân hàng Quân Đội vươn tiến xa hơn.

Xét về quy mô tổng tài sản, trong giai đoạn 2008 – 2011, tổng tài sản của Ngân hàng Quân Đội tăng trưởng gấp 3 lần. Đến năm 2012 – năm đầy khó khăn của ngành ngân hàng Việt Nam, trong khi hầu hết các ngân hàng lớn đầu ghi nhận sự sụt giảm trong tổng tài sản, thì tổng tài sản của MBB vẫn tăng trưởng 26% và duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân khoảng 17% trong giai đoạn 2011 – 2014. Như vây, MBB đã chính thức “đánh bại” 4 ngân hàng là Sacombank, Eximbank, Techcombank và ACB, trở thành ngân hàng lớn nhất trong số các NHTM ngoài quốc doanh xét về quy mô tổng tài sản.

Trong 5 năm trở lại đây, Ngân hàng Quân Đội liên tục ghi nhận tăng trưởng dương cho cả hoạt động tín dụng và huy động vốn – hiện tượng hiếm có trong ngành ngân hàng Việt Nam. Nhờ vậy, thị phần huy động và cho vay của MBB, thay vì biến động lên xuống như ở các ngân hàng khác, liên tiếp được mở rộng. Đáng chú ý, thị phần huy động vốn của MBB hiện đang là phần lớn nhất trong khối các NHTMCP ngoài quốc doanh. Đây là điểm mạnh của ngân hàng, giúp MBB có thể tăng trưởng tín dụng nhanh hơn trong tương lai nhưng vẫn giữ được tình hình thanh khoản ổn định. Bên cạnh đó, trong những năm qua, với tỷ lệ lớn trái phiếu chính phủ, danh mục đầu tư

trái phiếu của MBB được nhìn nhận là có rủi ro thấp và có thể hỗ trợ thanh khoản cũng như khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Như đã đề cập, những năm gần đây, MBB nổi lên nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trong giai đoạn 2009 – 2012, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của MBB đều cao hơn trung bình các ngân hàng cùng quy mô. Trong năm 2012 – một năm khó khăn của ngành ngân hàng Việt Nam, nhưng MBB vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt; 27% cho hoạt động tín dụng và 32% cho huy động vốn. Trong những năm tiếp theo, mức tăng trưởng của hai hoạt động này tuy có giảm đôi chút nhưng không gây nhiều ngạc nhiên. Thay vào đó, MBB vẫn đảm bảo ở mức tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 20% cho hoạt động tín dụng và 27% cho huy động vốn. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, MBB nổi lên như một “ngôi sao” của ngành ngân hàng trong 5 năm gần đây.

Ngoài vấn đề tăng trưởng, chi phí huy động vốn của MBB cũng ở mức tương đối hấp dẫn, chủ yếu nhờ khoản tiền gửi thanh toán từ các công ty quân đội. Nguồn vốn giá rẻ này đã góp phần tạo ra mức NIM khá rộng trong giai đoạn 2010 – 2014, trung bình khoảng 4,24% và chỉ thấp hơn mức NIM của Sacombank (4,61%). Ngoài ra, trong giai đoạn hiện tại ít thuận lợi khi lãi suất cho vay liên tục giảm, nguồn tiền gửi thanh toán giá rẻ cũng giúp “bảo vệ” ổn định cho tỷ lệ NIM của MBB. Cụ thể năm 2014, NIM của MBB là 3,86% vẫn ở mức tương đương với năm trước là 3,76%.

Sự hiệu quả của kênh phân phối giúp MBB duy trì tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ở mức thấp nhất: 37,49% vào năm 2014 và tỷ lệ trung bình 35,01% trong giai đoạn 2010 – 2014 trong khi mức bình quân của các ngân hàng khoảng 40% - 60%. Như vậy, trong những năm qua, MBB duy trì tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động thấp, đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của MBB trong công tác quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng.

Về thu nhập, trong những năm qua, tuy tăng trưởng tín dụng chậm hơn nhưng thu nhập lãi từ hoạt động cho vay của MBB vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, do giao dịch thiếu sôi động thị trường liên ngân hàng trong giai đoạn gần đây, thu nhập từ mảng này có phần giảm sút. Tổng kết lại, thu nhập lãi thuần của MBB đạt 6.540 tỷ đồng trong năm 2014, tăng 6,8% so với năm 2013 và mức tăng bình quân là 18,6% mỗi năm trong giai đoạn 2011 – 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập ngoài lãi của MBB mà chủ yếu là thu từ hoạt động dịch vụ, chiếm bình quân khoảng 14% trong giai đoạn 2010 – 2014. Như vậy, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm trung bình khoảng 86% mỗi năm.

Có thể thấy, Ngân hàng Quân Đội khá khắt khe và tích cực trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn và nợ xấu trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của MBB tại thời điểm cuối 31/12/2014 khoảng 2,73%, cao hơn những năm trước đó với mức bình quân khoảng 2% trong giai đoạn 2010 – 2014. Động lực chính cho việc xử lý nợ xấu, ngoài việc nâng cao chất lượng tài sản, còn có khoản lợi nhuận khác được ghi nhận cho những năm sau nếu các khoản nợ này được thu hồi. Theo các BCTC, trong giai đoạn 2010 - 2014, thu nhập từ nợ được xóa của MBB trung bình khoảng 45 tỷ đồng mỗi năm. Trên thực tế, MBB có tỷ lệ nợ xấu khá thấp hơn so với mức trung bình ngành theo báo cáo của NHNN; chất lượng tín dụng của toàn ngành nói chung và MBB nói riêng cũng đang suy giảm trong nhưng năm 2012 – 2014. Tuy nhiên, ở mặt tiêu cực, chi phí DPRR của MBB trong năm 2014 duy trì ở mức cao, tỷ lệ chi phí DPRR tín dụng trên tổng dư nợ trung bình trong 5 năm vừa qua khoảng 1,83%, cao hơn một số NHTMCP khác tại Việt Nam. Nhìn chung, có thể vẫn đánh giá cao tính nghiêm minh trong việc quản lý rủi ro tín dụng của MBB và kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của MBB sẽ bắt đầu giảm kể từ năm 2015. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đặc biệt là trong năm 2013 và 2014, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng sẽ duy trì ở mức cao và kìm hãm đà tăng trưởng của lợi nhuận.

Trong thời gian qua, MBB duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm trước năm 2012 nhưng sau thời điểm khủng khoảng năm 2012 thì mức tăng trưởng tín dụng của MBB lại giảm dần, trung bình khoảng 20% trong giai đoạn 2011 – 2014. Do ảnh hưởng của yếu tố cho vay tăng chậm, ngày càng cạnh tranh cao trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ cùng sự suy giảm của chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh của MBB không đạt mức “hiện tượng” như trong những năm trước năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của MBB năm 2014 đạt 2.503 tỷ đồng, tăng so với những năm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 36)