7- Kết cấu luận văn
2.2.2- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí, thu nhập
2.2.2.1- Tỷ số hiệu quả hoạt động
Hệ số chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của Sacombank tăng liên tiếp từ 2010 – 2012, tuy nhiên đến 2013 – 2014 đã giảm xuống và duy trì ở mức 54,07% vào thời điểm cuối năm 2014.
Bảng 2.5: Tỷ số hiệu quả hoạt động của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập hoạt động 5,056 6,755 6,853 7,601 8,249 Tổng chi phí hoạt động (2,178) (3,589) (4,154) (4,206) (4,461)
Tỷ số hiệu quả hoạt động 43.07% 53.13% 60.62% 55.33% 54.07%
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)
Nhìn chung, tỷ số hiệu quả hoạt động bình quân của Sacombank tương đối cao hơn một số NHTMCP tương đương như MBB, TCB, EIB… Mức bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 là 53,25% – cao hơn so với mức trung bình ngành là 45,56% (Phụ lục 13). Nguyên nhân phần nào là do Sacombank có mạng lưới lớn nhất trong số các NHTMCP với 428 điểm giao dịch. Ngân hàng có tỷ lệ chi phí trên thu nhập thấp chứng tỏ các ngân hàng đó kiểm soát chi phí tốt, tất nhiên chi phí hàng năm của các ngân hàng đều tăng nhưng họ đã tận dụng được hiệu quả sử dụng chi phí để tạo ra thu nhập cao hơn so với mức tăng của chi phí đó. Do đó, Sacombank đang từng bước giảm thiểu chi phí hoạt động để tốc độ tăng trưởng chi phí thấp hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hoạt động là chi phí cho nhân viên, với quy mô tăng số lượng nhân viên thì phải tăng chi phí nhân viên tương ứng để đảm bảo hoạt động, tất yếu dẫn đến quỹ lương tăng. Sacombank đã tăng tổng số lượng nhân viên lên 14,87% năm 2011 và 18,11% năm 2012, dẫn đến chi phí tiền lương và các khoản chi phí liên quan tăng cao hơn nhiều, điều này đã làm cho tổng chi phí hoạt động tăng vọt trong những năm 2010 - 2012. Đến 31/12/2014, số lượng nhân viên tăng 3,46%; chi phí cho nhân viên là 2.577 tỷ đồng, chiếm 57,78% tổng chi phí hoạt động của Sacombank, tăng 14,74% so với năm 2013. Tỷ trọng còn lại là chi phí khấu hao, chiếm không đáng kể (6,45%) và các chi phí hoạt động khác chiếm tỷ trọng 35,77%.
Chi phí quản lý cũng là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng. Sacombank đã đưa ra chuẩn định biên mức chi phí cho từng khu vực nơi đơn vị trú đóng, từng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch… cũng như ban hành cơ chế giá để các đơn vị kinh doanh tự quyết định duyệt chi các khoản chi phí phát sinh
theo hạn mức quy định để các đơn vị tự cân đối thu chi hoạt động đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận – mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng.
Biểu đồ 2.8: Tỷ số hiệu quả hoạt động của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014
Để đánh giá hiệu quả tài chính từ chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ngân hàng, cần phải xem xét đến yếu tố năng suất lao động của nhân viên, tức một nhân viên tạo ra được bao nhiêu thu nhập cho Sacombank trong một năm. Năm 2014, tổng số lượng nhân viên là 12.066 người, tăng 404 người so với năm 2013 và tăng 3.712 người so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng bình quân 5 năm là 11,07%; Thu nhập trong một năm của mỗi nhân viên cho ngân hàng cũng thay đổi theo thời gian, trung bình mỗi nhân viên đem lại thu nhập khoảng 650 triệu đồng/năm trong giai đoạn 2010 – 2014 (Phụ lục 14). Mức thu nhập này khá thấp hơn một số NHTMCP như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Eximbank, Quân Đội… và thấp hơn mức trung bình ngành (941 triệu đồng).
Qua phân tích thực trạng yếu tố này, ta thấy Sacombank cần quan tâm hơn nữa các chính sách về nhân sự hợp lý để sử dụng tốt hơn hiệu quả lao động và chi phí bỏ ra, cụ thể nên nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hết khả năng và năng suất làm việc của nhân viên; ban lãnh đạo ngân hàng cần hoạch định và thực hiện đúng hướng kế hoạch tổ chức nhân sự nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2.2- Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản được đánh giá thông qua tỷ số giữa tổng thu nhập hoạt động và tổng tài sản bình quân. Qua tỷ số này cho thấy hiệu quả của phân bổ danh mục tài sản đem lại nguồn thu cho ngân hàng.
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tài sản của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014
ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập hoạt động 5,056 6,755 6,853 7,601 8,249 Tổng tài sản bình quân 128,203 146,928 146,794 156,748 175,590
Hiệu quả sử dụng tài sản 3.94% 4.60% 4.67% 4.85% 4.70%
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)
Như đã phân tích, tổng tài sản sinh lời của Sacombank luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Việc quản lý các danh mục tài sản sinh lời hiệu quả đã góp phần gia tăng thu nhập đáng kể cho Sacombank trong thời gian qua.
Tổng thu nhập hoạt động của Sacombank luôn tăng qua các năm, đặc biệt năm 2011, tổng thu nhập hoạt động tăng đột biến đến 33,60%, nguyên nhân có thể lý giải là do tăng trưởng tín dụng nóng trước đó cộng với chính sách cho vay phân tán kết hợp chính sách kiểm soát chi phí huy động tốt đã tạo “margin” lớn, đẩy thu nhập lãi tăng lên đáng kể, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng thu nhập của Sacombank thời điểm đó. Tuy nhiên, từ sau năm 2012, tốc độ tăng tổng thu nhập chững lại do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Năm 2014, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đạt 8.250 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 8,53% so với năm 2013 và tăng mức trung bình 15,59% trong 5 năm từ 2010 – 2014.
Ngoài thu nhập từ lãi & các khoản thu nhập tương tự, thu nhập ngoài lãi cũng có sự biến động khá mạnh kể từ trước năm 2010, phần lớn là do lỗ từ hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, từ sau năm 2012, thu nhập ròng phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là thu nhập ngoại hối đã được cải thiện, khắc phục tình trạng lỗ của những năm trước đó. Các hoạt động mua bán chứng
khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư cũng đã mang lại hiệu quả cao hơn giai đoạn trước nhờ khoản hoàn nhập dự phòng khi thị trường diễn biến thuận lợi hơn trong những năm gần đây.
Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của Sacombank luôn cao nhất trong số các NHTMCP khảo sát trong giai đoạn 2010 – 2014, đặc biệt là cao hơn cả các ngân hàng thuộc khối NHTMCP Nhà nước như BID, CTG, VCB và các NHTMCP tư nhân lớn như ACB, MBB, EIB, … (Phụ lục 15), Tỷ số này năm 2014 đạt mức 4,70% và mức bình quân trong 5 năm là 4,55%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của nhóm khảo sát là 3,79%. Sacombank đã duy trì tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Vượt qua cả hầu hết các NHTMCP Nhà nước, Sacombank đã rất hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, mang lại hiệu quả tài chính cao, khẳng định vị thế trong khối NHTMCP Việt Nam.
Biểu đồ 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014