Định hƣớng phát triển của Sacombank và tầm nhìn đến năm 2020

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 87 - 91)

7- Kết cấu luận văn

3.1-Định hƣớng phát triển của Sacombank và tầm nhìn đến năm 2020

NĂM 2020

Sacombank đã trải qua gần một nửa chặng đường của chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2020 với cả những thành tựu đáng khích lệ và những bất cập cần cải thiện để chuẩn bị cho một thời kỳ phát triển mới với những yêu cầu ngày một cao của xu hướng hội nhập quốc tế. Nhìn lại gần 24 năm qua, Sacombank đã thực sự trưởng thành với những mục tiêu chiến lược có tầm nhìn xa – trông rộng, những chính sách linh hoạt – mềm dẻo và những quyết sách kinh doanh nhanh nhạy – kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Kế thừa tinh thần đó, Sacombank xác định giai đoạn 2015 – 2020 là giai đoạn đẩy mạnh bán lẻ, tăng cường bán buôn nhằm mở rộng thị phần, phát huy thế mạnh mạng lưới, công nghệ… để khẳng định vị thế ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Chiến lược bán lẻ chính là nền tảng hoạt động của Sacombank trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Mỗi giai đoạn đã qua, tùy theo định hướng hoạt động của NHNN và diễn biến thị trường, Sacombank đã linh hoạt đề ra các nhóm định hướng khác nhau, nhưng luôn kiên định mô hình bán lẻ là trụ cột chính. Do đó, giai đoạn 2015 – 2020, Sacombank đã nghiên cứu xây dựng một chiến lược bán lẻ chuyên biệt, bên cạnh chiến lược phát triển chung của toàn ngân hàng nhằm cụ thể hóa các định hướng đặc thù trong hoạt động bán lẻ, phát huy cao nhất các lợi thế của ngân hàng xoay quanh các yếu tố: con người, công nghệ, năng lực tài chính, giải pháp kinh doanh sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và chất lượng dịch vụ… với mục tiêu đặt “Khách hàng làm trung tâm” cho mọi hoạt động. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển sẽ tương thích với những định hướng và giải pháp phù hợp cho từng thời điểm để phát huy hiệu quả cao nhất.

Một số định hướng phát triển trọng tâm của Sacombank và tầm nhìn đến năm 2020 có thể được khái quát qua các nội dung sau:

Định hướng quản trị điều hành

 Linh hoạt trọng điều hành kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu và cải tiến phương pháp phân bổ khách hàng kinh doanh, chuẩn bị phương án quản trị, điều hành, đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn trong mọi tình huống; xây dựng các cơ chế khen thưởng đảm bảo thực hiện kế hoạch toàn diện theo đúng lộ trình, có trọng tâm cho các tiêu chí cốt lõi.

 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ toàn diện hoạt động ngân hàng: Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, kịp thời khai thác các ứng dụng mới; gia tăng các tính năng kiểm soát, an toàn bảo mật, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro; thực hiện trích xuất dữ liệu nhanh chóng và chính xác, nâng cao tính minh bạch thông tin.

 Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao: Hoàn thiện cơ chế KPI phù hợp với năng lực quản lý và công nghệ thông tin.

 Mở rộng đào tạo toàn diện về chuyên môn: Nâng cao tuân thủ, không ngừng trau dồi đạo đức nghề nghiệp; khuyến khích các hoạt động học tập, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong nội bộ, hoàn thiện các kỹ năng, đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh và quản lý mới; bổ sung nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời công tác phát triển hoạt động kinh doanh tại các đơn vị.  Tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc: Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức nội bộ;

cải tiến quy trình giao dịch, thủ tục hành chánh theo hướng gọn nhẹ, quản trị rủi ro tốt; phát huy mô hình kiểm tra chấn chỉnh, nâng cao công tác cảnh bảo và tự kiểm tra của đơn vị; gắn liền trách nhiệm của đơn vị kiểm tra đối với các báo cáo của mình về đơn vị được kiểm tra; tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị nghiệp vụ ngân hàng với các đơn vị kinh doanh, triển khai và điều hành có hiệu quả chính sách kinh doanh theo sát nhu cầu thị trường.  Tiếp tục nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động các điểm giao dịch: Đổi

mới, cải tiến các phương thức kinh doanh tại các PGD trên toàn hệ thống, nâng quy mô kinh doanh tại tất cả các điểm giao dịch; rà soát, đầu tư thích

hợp cho các đơn vị có tiềm năng trên các địa bàn trọng điểm ; củng cố quyết liệt đối với các đơn vị hoạt động kém; phát huy vai trò đầu tàu của chi nhánh trong việc định hướng, quản lý các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

Định hướng tăng trưởng hoạt động

 Tiếp tục tăng trưởng tổng tài sản vững mạnh: Thường xuyên theo dõi, đánh giá cơ cấu bảng cân đối, đảm bảo tổng tài sản tăng trưởng về quy mô, không ngừng tạo ra danh mục tài sản có sinh lời cao thông qua việc sử dụng linh hoạt các công cụ thị trường; tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh cơ chế giá mua bán vốn nội bộ nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt và hiệu quả cho công tác điều hòa nguồn vốn, quản trị thanh khoản phù hợp với thị trường; cải thiện “margin”, kiểm soát các khoản phải thu, phải trả, giảm thiểu tối đa tỷ lệ phải thu/ phải trả trên tổng tài sản.

 Đẩy mạnh nguồn vốn huy động ổn định, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn: Gia tăng nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng và thế mạnh vùng miền để mở rộng quy mô có hiệu quả; chú trọng hệ khách hàng doanh nghiệp hưởng lợi từ Hiệp định TPP; tăng trưởng hoạt động nhỏ lẻ, mở rộng khách hàng mới, khuyến khích khách hàng hiện hữu sử dụng các sản phẩm dịch vụ trọn gói và công việc phân tán, có trọng điểm; mở rộng quan hệ với các doanh ngiệp có hệ thống đại lý rộng lớn, để khai thác hệ khách hàng với hiệu ứng lan tỏa; nâng cao năng lực thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, định giá tài sản đảm bảo, xác định chính xác vòng quay vốn để định kỳ hạn nợ sát với yêu cầu thực tế; tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ cơ cấu, nợ đã được xử lý bằng quỹ dự phòng, thanh lý trái phiếu VAMC nhằm giảm dự phòng rủi ro và tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính.

 Tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác chiến lược: Đẩy mạnh công tác ngoại giao, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài.

 Tăng trưởng doanh thu bền vững: Quản lý chặt chẽ chất lượng dịch vụ, hướng về lợi ích của khách hàng; đẩy mạnh bán chéo sản phẩm trọn gói, tạo chuỗi giá trị liên hoàn, tối ưu hóa giá trị mang lại cho khách hàng...; khai

thác lợi thế cạnh tranh; không ngừng mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử, cải tiến sản phẩm thẻ ấn tượng, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ngoại hối, dịch vụ chuyển tiền...; khai thác hệ khách hàng kiều hối bằng các chính sách tỷ giá phù hợp; tăng cường triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế đến tất cả các điểm giao dịch; xây dựng công cụ đo lường hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ để phân loại, tăng cường đầu tư cho các sản phẩm mũi nhọn, chiếm lĩnh thị phần cao, nâng cao tính sẵn sàng phục vụ của hệ thống ATM, POS, nhằm đảm bảo khách hàng giao dịch thành công và an toàn.

 Tiếp tục các biện pháp quản trị chi phí hiệu quả: Sử dụng hiệu quả chi phí điều hành, tăng chi trên cơ sở tăng thu, duy trì hiệu suất chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần ở mức tối ưu, đảm bảo tỷ lệ chi phí lương trên tổng thu nhập thuần không vượt so với năm 2014 và các năm trước; phát huy vai trò kiểm soát, phê duyệt việc sử dụng chi phí của các đơn vị đầu mối, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của việc sử dụng chi phí tại các đơn vị nhằm đảm bảo kỷ cương, giảm lãng phí.

Định hướng bảo đảm an toàn hoạt động

 Tích cực theo dõi, bám sát các hoạt động của khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu: Duy trì và nâng cao hoạt động của “Tổ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn”; khai thác tối đa chức năng của “Tổ xử lý tài sản”; vận dụng triệt để các hình thức, biện pháp linh hoạt, sớm lưu động hóa nguồn vốn, đưa vào sinh lời hiệu quả, tăng cường hơn nữa các cơ chế kiểm tra chéo, tăng cường công tác hậu kiểm trong hoạt động của CN, PGD để kịp thời phát hiện các sai sót; cập nhật thường xuyên các nguồn thông tin, phân tích, cảnh báo rủi ro; xây dựng danh mục kiểm soát rủi ro toàn diện.

 Xây dựng danh mục kiểm soát rủi ro ở tất cả các mặt nghiệp vụ, thực hiện công tác kiểm tra xuyên suốt từ hội sở đến các đơn vị trực thuộc; đối với các đơn vị nước ngoài, nâng cao tính tuân thủ pháp luật nước sở tại và đảm bảo các chuẩn mực an toàn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang dần hồi phục, để tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực, Sacombank đã và đang kết hợp nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ chính là “Củng cố” và “Phát triển”, gắn

kết hài hòa hai mục tiêu “An toàn” và “Hiệu quả”. Song song đó, Sacombank cũng không ngừng tập trung đẩy mạnh hoạt động đồng bộ cả ba luồng Kinh doanh – Hỗ trợ – Giám sát, xây dựng mô hình quản lý Hội sở – Khu vực – Chi nhánh liền mạch, đồng thời phân bổ hợp lý các nguồn lực nhằm nhất quán đảm bảo phương châm “Hoạt động an toàn – Kinh doanh hiệu quả – Phát triển vững bền”.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 87 - 91)