Mạnh dạn đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hộ

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 131 - 134)

truyền thông, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế

Xuất phát từ quan niệm “Thông tin là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế” hầu hết các quốc gia trên thế giới ra sức thúc đẩy mối quan hệ này nhằm mục đích phát triển đất nước. Đây là sự đồng hành giữa phát triển quốc gia với dịch vụ và truyền thông. Năm 1982, Hội nghị Nai-rô-bi đưa ra Nghị quyết nêu rõ “Những thiết bị và dịch vụ truyền thông không chỉ là sản phẩm của sự tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nói chung”. Như một tất yếu, sự phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam phải gắn với công nghệ và công nghệ là điều kiện để phát triển và hội nhập. Cuộc chiến tranh thông tin trong thế giới hiện đại đi cùng công nghệ và sự “bùng nổ thông tin”. Thực tiễn, công nghệ truyền hình Việt Nam phụ thuộc vào trình độ công nghệ truyền hình thế giới, việc xác định, lựa chọn công nghệ phù hợp là sự bảo đảm cho phát triển và tiết kiệm ngân sách quốc gia.

Đổi mới công nghệ đối với Đài Truyền hình Việt Nam được thể hiện ở các yếu tố sau:

Cập nhật thông tin, lựa chọn công nghệ phù hợp là một quyết định sáng suốt và kinh tế, không lạc hậu với sự phát triển của công nghệ thông tin thế giới.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, hệ kỹ thuật truyền hình ở miền Bắc và miền Nam khác nhau. Hội nghị Kỹ thuật truyền hình toàn quốc tháng 8.1978 đã thống nhất hệ thống kỹ thuật, tạo điều kiện cho việc trao đổi, thống nhất chương trình giữa các đài truyền hình. Từ đây, Liên hoan Truyền hình Toàn quốc hàng năm được tổ chức, giải quyết tình trạng khan hiếm chương trình. Từ sau năm 1986, Đài Truyền hình Việt Nam có những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Từ chỗ Đài chỉ có 1 xe truyền hình lưu động sử dụng 4 camera đen trắng của Tiệp Khắc, đến năm 1987, Đài đã thay thế 3 camera loại DXC-M3 và bàn Video Mixer SEG-2000 chuyên dụng của Nhật Bản cho phép thực hiện nhiều chương trình hơn. Các trường quay S1,S2,S3 lần lượt được trang bị các thiết bị chuyên dụng, giúp Đài tăng giờ phát sóng và tách kênh VTV1, VTV2 phát song song. Năm 1993, Đài Truyền hình Việt Nam thay thế hệ máy ghi hình Umatic bằng SP-Betacam trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, đây là quyết định kịp thời giúp cho các chương trình của Đài có chất lượng cao, hoàn toàn tương thích với các sản phẩm truyền hình của các nước trong khu vực và các nước phát triển. Năm 1998, Đài Truyền hình Việt Nam đã có 4 xe truyền hình lưu động, trong đó có một xe lưu động màu được trang bị 6 camera, tạo điều kiện cho Đài thực hiện được nhiều chương trình có quy mô lớn như cầu truyền hình, sự kiện trực tiếp, giải thi đấu thể thao... Năm 1997, Đài trang bị máy phát công suất 10KW dành riêng để phát kênh VTV3, một năm sau đó Đài trang bị thêm một máy phát công suất 10KW để phát chương trình VTV2 tại Hà Nội. Nhằm quản lý và điều hành chương trình VTV1, VTV2, VTV3 và lộ trình tăng kênh, Đài Truyền hình Việt Nam đã lắp đặt 4 séc (phòng) phát sóng tại Tổng khống chế (thuộc Trung tâm kỹ thuật) nhằm kết nối tín hiệu từ các trường quay trong Trung tâm hoặc từ các nơi

khác trong nước và quốc tế.

Chủ động, sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu suất, hiệu quả của công nghệ truyền hình, dựa vào sản phẩm công nghệ để sản xuất nhiều chương trình đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công tác truyền thông.

Truyền hình là một lĩnh vực ứng dụng rất nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, vì vậy đòi hỏi Đài Truyền hình Việt Nam không những phải liên tục đầu tư đổi mới thiết bị mà còn đòi hỏi đội ngũ những người làm truyền hình không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo, làm chủ công nghệ thiết bị để không ngừng phát triển. Thực tiễn cho thấy, từ những linh kiện rời rạc có được do nước bạn hỗ trợ, các cán bộ của Đài đã lắp ráp nên chiếc camera NT1, NT2, đóng góp không nhỏ cho thành công của buổi phát sóng đầu tiên ngày 7.9.1970, và sau này, khi đất nước hội nhập, các thế hệ của Đài đã nhanh chóng bắt kịp và làm chủ công nghệ mới của thế giới. Với việc ưu tiên đẩy nhanh số hóa hoàn toàn dây chuyền sản xuất chương trình, đặc biệt là bản tin Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam đã đầu tư thiết bị sản xuất chương trình truyền hình có độ phân giải cao HDTV. Hệ thống hạ tầng mạng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất của Đài được mở rộng, đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi tin bài với dung lượng lớn. Ngoài ra, Đài Truyền hình Việt Nam đã chủ động tham gia thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất của Chính phủ.

Mở rộng diện phủ sóng, chất lượng hình ảnh, nội dung chương trình phong phú, phù hợp với đối tượng thưởng thức truyền hình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi gia đình”, Đài Truyền hình Việt Nam đã đầu tư mở rộng diện phủ sóng đến các khu vực trên toàn quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Đến năm 2010, hệ thống mạng truyền dẫn quốc gia của Đài đã

có hơn 140 Đài phát sóng mặt đất, bảo đảm phủ sóng hơn 90% dân số, tương đương 17 triệu hộ dân được xem truyền hình. Truyền hình số vệ tinh của Đài phủ sóng 100% lãnh thổ Việt Nam, toàn bộ Lào, Cam-pu-chia và Đông Bắc Thái Lan. Kênh VTV4 phủ sóng hầu hết các khu vực trên thế giới có người Việt Nam sinh sống bằng hạ tầng vệ tinh số, Internet và cáp [62]. Nhờ sự phối hợp trong sản xuất, số lượng chương trình của Đài đã tăng lên rõ rệt. Nếu như thời gian đầu mới thành lập, Đài Truyền hình Việt Nam chỉ phát sóng một, hai giờ/ngày, thì đến năm 2001, tổng thời lượng phát sóng (phát mới và phát lại) toàn đài (cả quảng bá và trả tiền) là 291.144 giờ, đến năm 2008 tăng gấp 3 lần là 764.000 giờ, năm 2010 nâng lên là 849.059 giờ [60].

Một vấn đề mang tính quy luật hình thành trong quá trình xây dựng và hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam là: phát triển kỹ thuật - công nghệ đi liền với mở rộng nội dung chương trình, mở rộng diện phủ sóng, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin và thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Mặt khác, không ngừng đổi mới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước và bản thân Đài Truyền hình Việt Nam có sự đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w