Truyền hình màu và quá trình phát sóng thử nghiệm

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 65 - 67)

Truyền hình màu ra đời ngay từ khi truyền hình đen trắng vẫn đang phát triển và sử dụng rộng rãi. Truyền hình màu là truyền tín hiệu màu thay thế tín hiệu đen trắng trong lúc các tín hiệu FM tiếng không thay đổi. Riêng tín hiệu Vidio (hình ảnh) được thay đổi thành hai tín hiệu (Y và C) để cho hình ảnh có màu. Khi phát tín hiệu màu chỉ có máy thu đáp ứng với tín hiệu (máy thu truyền hình màu) mới có thể thu được hình ảnh màu.

Tuy nhiên, những máy thu hình đen trắng vẫn thu được tín hiệu bình thường, nhưng hình ảnh không có màu. Điều này không ảnh hưởng đến sự hoạt động liên tục của Đài Truyền hình Trung ương và quan trọng hơn là số máy thu hình đen trắng trong nhân dân vẫn tiếp tục được sử dụng.

phù hợp với xu thế thời đại và nâng cao đời sống hưởng thụ về tinh thần cho nhân dân. Về thời điểm, dù nền kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn khủng hoảng song chi phí đầu tư cho thử nghiệm không quá lớn vì truyền hình màu được phát triển trên cơ sở của truyền hình đen trắng.

Ngay từ năm 1970, khi Việt Nam đang xúc tiến chuẩn bị cho “thử nghiệm” truyền hình (đen trắng) thì trên thế giới truyền hình màu đã phát triển, thậm chí khá phổ biến ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Do đó, khi hoàn thành giai đoạn phát sóng thử nghiệm đen trắng, lãnh đạo Đài Truyền hình Trung ương lúc bấy giờ đã đặt vấn đề nghiên cứu phát triển truyền hình màu.

Đầu năm 1978, được sự đầu tư của Chính phủ, Đài Truyền hình Trung ương mua Camera màu DXC-1600P và máy ghi hình VO-2630 và VO- 2650. Ngày 2.9.1978, buổi phát thử nghiệm truyền hình màu đầu tiên được tiến hành. Từ thời điểm này, chương trình phát vào ngày Chủ nhật hàng tuần, theo hệ màu SECAM-3b. Phụ trách chương trình phát truyền hình màu là các ông Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nam Hà. Ở Việt Nam, các đài thu trong nhân dân thời kỳ này chủ yếu là thu trắng đen nhưng vẫn có thể thu được tín hiệu, nhưng hình ảnh thu là trắng đen, tuy nhiên ở góc hình phía dưới bên phải có chữ M.

Trong quá trình xúc tiến, vấn đề kỹ thuật đặc biệt được lãnh đạo Đài quan tâm. Hội nghị Truyền hình toàn quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8.1978 đã thảo luận và đi đến thống nhất Hệ màu sử dụng ở Việt Nam là SECAM-3b. Tuy vậy, có một thực tế là lúc bấy giờ các thiết bị kỹ thuật ở Trung tâm Giảng Võ và các đài khu vực phần lớn là hệ FAL. Đây là hệ mà các nước trong khu vực sử dụng phổ biến, và thiết bị cho hệ PAL cũng đang được lưu hành tại nhiều nước trên thế giới và thiết bị PAL lại rất dễ mua, giá rẻ, khả năng nhiệt đới hóa cao, công năng rất phù hợp. Do đó, các chương trình khi ghi hình đều sử dụng băng từ hệ PAL, nhưng trước khi đưa qua máy phát thì phải chuyển hệ PAL/SECAM. Thực trạng này được các nhà kỹ thuật

truyền hình đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w