Thể hiện tinh thần dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ sự giúp đỡ hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 120 - 122)

tranh thủ sự giúp đỡ hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa

Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010) có một đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy đó là trong bất kỳ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào cũng ngời sáng tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Khái niệm “sức mình” không chỉ bó hẹp với những người làm truyền hình mà bao hàm cả sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, sự đóng góp tài chính ngân sách của nhân dân. Truyền hình Việt Nam có thể coi là “Truyền hình nhân dân Việt Nam”, thì mới đầy đủ với ý nghĩa trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần.

Về giá trị vật chất, nói đến Truyền hình ngoài yếu tố con người thì kỹ thuật luôn luôn đi trước một bước, đây là một quy luật. Việt Nam là một quốc gia kém phát triển về khoa học kỹ thuật nên để có Truyền hình thì hầu hết các thiết bị phải mua, nhận viện trợ, và cải tiến kỹ thuật trên cơ sở thiết bị ngoại nhập. Những năm 1970 - 1976, 1977 - 1986, là một minh chứng rõ nét nhất. Giai đoạn này, đối mặt với cấm vận của Mỹ và sự suy thoái của hệ

thống các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn thiếu thốn, ngân sách đầu tư cho Truyền hình nhỏ giọt, thiếu đồng bộ. Ngay trong ngày phát sóng thử nghiệm (7.9.1970), Đài đã phải mượn, trưng dụng của tư nhân hai chiếc máy thu hình. Những năm 1970 - 1986, thiết bị hầu hết phải mua, xin viện trợ của nước bạn, kể cả đồ cũ đã hết hạn sử dụng, rồi cải tiến thành thiết bị của mình. Điển hình là hai ống Super Orthicon, một thiết bị phải xin từ đồ cũ của Ủy ban Phát thanh - Truyền hình Liên Xô, qua bàn tay sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật truyền hình Việt Nam đã trở thành “NT1” và “NT2” (Ngựa trời 1, 2), những chiếc Camera có lai lịch kỹ thuật “đặc biệt”. Ông Trần Lâm, nguyên Tổng biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam, người chủ trì thực hiện dự án truyền hình đã đánh giá về hai camera NT1, NT2 “Chứa đựng cả tình cảm của anh chị em Đài Tiếng nói Việt Nam đối với miền Nam và đó cũng là niềm tự hào của Đài đã sáng tạo ra hai Camera độc đáo này” [103, tr.22]. Nhanh chóng vượt qua những khó khăn buổi đầu, khi công nghệ truyền hình thế giới phát triển mạnh, thì Việt Nam dù chưa giàu, nhưng đứng trước câu hỏi “tồn tại, hay không tồn tại” những người làm truyền hình ở Việt Nam đã tìm tòi, sáng tạo ra cách làm mới và có quyết sách mới. Họ hiểu rằng muốn tồn tại, phải đổi mới công nghệ; còn nếu không hòa nhập mà tiếp tục sử dụng thiết bị cũ, lỗi thời thì rất khó để tồn tại và phát triển. Từ sự thay đổi tư duy đến thay đổi toàn diện trang thiết bị đã đưa kỹ thuật – công nghệ truyền hình Việt Nam phát triển và hội nhập. Đó là sự độc lập tư duy, dựa vào sức mình khi sự viện trợ không còn. Đó là dựa vào sức mình là chính, thoát khỏi sự lệ thuộc. Và đó là dựa vào nguồn lực của nhân dân, của đất nước để phát triển.

Trên cơ sở tư duy mới, lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng về công nghệ với phương châm lựa chọn công nghệ tiên tiến, mạnh dạn đầu tư, thay thế hàng loạt trang thiết bị lạc hậu về thế hệ và công năng. Năm 1998, trang thiết bị truyền hình hầu như được thay mới và nhờ đó

tránh được nguy cơ tụt hậu trong sự cân nhắc chi tiêu ngân sách quốc gia lúc bấy giờ. Có thể khẳng định, sự lựa chọn phương hướng đầu tư đồng bộ kỹ thuật đã tạo nên hiệu suất lớn, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Nhờ đó, mặc dù đi sau nhưng Đài Truyền hình Việt Nam đã nhanh chóng phát triển hòa nhập và không tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều đó cho thấy yếu tố tự thân, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, độc lập tự chủ trong phát triển quy mô và cách thức sản xuất chương trình.

Đây cũng là sự khác biệt căn bản giữa Đài Truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình ở miền Nam (trước đây). Các Đài Truyền hình ở miền Nam trước ngày 30.4.1975 hoàn toàn do Mỹ đầu tư, xây dựng để phục vụ cho bộ máy chiến tranh tâm lý của Mỹ. Trong khi Đài Truyền hình Việt Nam phải tự lực cánh sinh đi từ không đến có, từ thấp lên cao.

Tuy nhiên, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính nhưng quá trình xây dựng và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ 1966-1970, 1971-1976, 1977-1990, không thể không ghi nhận sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả, sự giúp đỡ vô tư của các nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực: Đào tạo nhân lực, giúp đỡ và bán trang thiết bị truyền hình, giúp đỡ chuyên gia.

Truyền hình Việt Nam ghi nhận sự giúp đỡ của ngành truyền hình và các nước: Cu Ba, Liên Xô, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc ... không chỉ viện trợ, bán các thiết bị kỹ thuật mà cả hoạt động sản xuất chương trình, đưa tin; tạo điều kiện cho nhiều phim truyền hình Việt Nam được dự liên hoan và đưa tin chiến sự do các nhà quay phim Việt Nam thực hiện ra cả thế giới. Chính nhờ sự giúp đỡ này, truyền hình Việt Nam mới có được thành công như ngày nay.

4.1.3. Nhanh chóng tiếp quản, khôi phục và vận hành các cơ sởtruyền hình ở miền Nam sau ngày 30.4.1975 để phục vụ nhân dân ngay

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 120 - 122)