tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và cung ứng dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
trong đó có truyền hình là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động tư tưởng của Đảng, là yếu tố cấu thành hoạt động tư tưởng, lý luận và là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Báo chí phải góp phần tích cực xây dựng lý tưởng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần ổn định chính trị tư tưởng, bình ổn đời sống tinh thần để huy động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Báo chí là bộ phận hữu cơ và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng.
Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, điều đó được thể hiện ở việc xác định vị trí và chức năng chính của Đài được quy định trong Nghị định 18/2008/NĐ-CP, ngày 04.02.2008 của Chính phủ. Trong quá trình tồn tại và phát triển dù khi quy mô còn nhỏ bé đến khi trở thành một đài truyền hình quốc gia, Đài Truyền hình Việt Nam luôn thể hiện đúng chức năng tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và cung ứng dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
“Truyền hình bao gồm các chương trình thời sự - chính luận, chương trình giải trí, chương trình phim. Có thể nói Truyền hình là lĩnh vực đa ngành nghề có tính tổng hợp” [101, tr.6] nhưng đều nhằm mục đích chuyển tải thông tin kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Nhìn toàn cảnh tình hình báo chí, Việt Nam có “02 đài quốc gia (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), 01 đài của ngành (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý). Hạ tầng kỹ thuật phát và truyền tín hiệu thông tin (mặt đất, cáp, vệ tinh) phát triển mạnh, cho phép tải nhiều kênh, nhiều chương trình” [101, tr.10]. Sự phát triển các kênh sóng và các chương trình đó đều nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Truyền hình Việt Nam đã phát huy hết khả năng của mình để tạo ra những chương trình phong phú, đa dạng. Ngày 15.12.1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đài đã tường thuật thành công buổi khai mạc và bế mạc. Thành công lớn của Đài là phát sóng hàng ngày, diện phủ sóng rộng hơn, thông tin nhanh hơn, nhiều vấn đề của cuộc sống được phản ánh qua các phóng sự điều tra, nên truyền hình khi đó có sức ảnh hưởng lớn và có uy tín trong xã hội. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các chuyên mục, chương trình mới ra đời. Truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc” phát sóng tối đầu tiên ngày 10.8.1972, Truyền hình “Quân đội Nhân dân” phát sóng tối 29.4.1976, “Chương trình Thanh niên” lên sóng ngày 26.3.1977, “Chương trình Phụ nữ” lên sóng ngày 3.4.1977...Từ những chương trình ít ỏi buổi đầu tiên, từ năm 1977 về sau, Đài Truyền hình Việt Nam đã cho ra đời nhiều chuyên mục mới, đầu tư mua phim truyện nước ngoài để phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân, tạo nên dự luận sôi động trong xã hội khi đó. Các phim truyện nhiều tập đầu tiên của các nước xã hội chủ nghĩa như: Trên từng cây số (Phim Bun-ga-ri), “17 khoảnh khắc mùa xuân” (Phim Liên Xô), Đại úy Clot (Phim Ba Lan), Một mình chống lại Maphia (Phin I-ta-li-a), Họng súng vô hình, Cuộc chiến đấu một mất một còn
(Phim CHDC Đức) vv... Khi Đài Truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng chương trình màu cũng là thời điểm ra đời các chuyên mục mới “Truyền hình Công nhân”, “Dành cho các đài địa phương”, “Hộp thư truyền hình”...những chương trình này đã tạo điều kiện đưa được nhiều tiếng nói của người lao động và của cơ sở, trở thành diễn đàn của các tầng lớp nhân dân và là nhịp cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
ĐàiTruyền hình Việt Nam vừa là công cụ tuyên truyền chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa là chủ thể của sự đổi mới.
Đài Truyền hình Việt Nam do Đảng, Nhà nước sáng lập, lãnh đạo, đầu tư xây dựng và là “công cụ tuyên truyền” của Đảng, đặt dưới sự quản lý của Chính phủ và vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. Mặt khác đây cũng là một
đòi hỏi khách quan “báo chí là bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng; là một trong những công cụ sắc bén, hiệu quả để xây dựng, bồi đắp nền tư tưởng chính trị của Đảng” [101,tr.10] . Bài học lịch sử về những biến cố chính trị ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên 90 của thế kỷ XX cho thấy, khi Đảng cầm quyền đánh mất sự lãnh đạo đối với Truyền hình, dẫn đến truyền hình bị tha hóa, bị lợi dụng và nhanh chóng trở thành công cụ của phe đối lập, châm ngòi cho bạo loạn lật đổ chính quyền. Tháng 8.1991, cuộc đảo chính ở Liên Xô nổ ra (bản chất của nó là tạo ra đảo chính để có cái cớ giành chính quyền toàn vẹn từ trong tay Đảng Cộng sản Liên Xô), Quần chúng Liên Xô ngơ ngác trước những động thái thông tin phát đi từ các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin trật hướng bắt nguồn từ đường lối chính trị trật hướng đã tác động rất mạnh vào quần chúng Xô Viết cách mạng, làm trật cả định hướng của những hành động cấp bách cần phải có để bảo vệ chính quyền. Đó là một trong những nguyên nhân làm mất đi một Liên bang Xô Viết hùng cường. [28, tr.213]. Hoặc như trường hợp Ru-ma-ni, tại quốc gia này, lực lượng đối lập đã làm mất chức năng, vai trò của truyền hình rồi biến nó thành công cụ truyền thông cho hoạt động bạo loạn lật đổ chính quyền vào tháng 12.1989. Đài Phát thanh và Truyền hình Ru-ma-ni thi nhau vẽ lên trước mắt công chúng về một Xê-ô-xe-xcu, Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ru-ma-ni “độc tài, tham nhũng, gia đình trị...” và sau đó, trước cuộc tiến công bằng lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng mà mũi nhọn là các cuộc nổ súng cục bộ của lực lượng vũ trang, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Ru-ma-ni tan rã, Đảng Cộng sản Ru-ma-ni mất quyền lãnh đạo đất nước. Một năm sau đó, báo chí phương Tây lại thông tin: thực chất Xê-ô-xe-xcu không hoàn toàn như người ta vẽ ông ta trên các phương tiện thông tin đại chúng? [28, tr.212-213].
Để phục vụ tốt hơn công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đài Truyền hình Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện từ công nghệ đến hệ thống
tổ chức, cơ cấu các thành phần, bộ phận sản xuất chương trình. Quyết sách để tạo nên sự đồng bộ về tổ chức là đổi mới hệ thống tổ chức gắn với đổi mới hoạt động sản xuất chương trình, quan tâm đến quá trình xã hội hóa truyền hình trên nền tảng những quy tắc, định chế của chính sách và luật pháp của Nhà nước.
Trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam thời kỳ này đã có nhiều chương trình đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện. Kiểu tuyên truyền áp đặt từ trên xuống đã giảm, thay vào đó là tiếng nói từ cơ sở. Những phóng sự điều tra ủng hộ mạnh mẽ các cơ sở kinh tế có cách làm ăn mới, hiệu quả như Xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu-Côn Đảo, Nhà máy dệt Long An, Xí nghiệp dệt Thành Công (TP.HCM) tự tạo nguồn vốn vv...Theo gương tác giả N.V.L trên báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa nhiều tin tức và chương trình phê phán các mặt tiêu cực trong đời sống. Ảnh hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, màn ảnh nhỏ của Đài đã vươn xa phản ánh mọi hoạt động trên các lĩnh vực của cả nước. Vai trò của Đài được nâng tầm vóc cao hơn sau khi Nghị định 72/HĐBT ngày 30.4.1987 chuyển Đài Truyền hình Việt Nam trực thuộc Chính phủ và Nghị định 52/CP ngày 16.8.1993 khẳng định là đài Quốc gia. Trong khi các đơn vị báo chí khác chưa có quy hoạch thì Đảng và Nhà nước đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển truyền hình Việt Nam giai đoạn 1995-2000 và sau này là giai đoạn 2005-2010. Quyết định số 605/TTg ngày 31.8.1996 của Chính phủ đã cho phép Đài sử dụng nguồn thu từ quảng cáo để phát triển ngành, Quyết định 87/2001/QĐ-TTg ngày 1.6.2001 cho phép Đài thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi, Quyết định số 124/CP ngày 31.5.2005 cho phép Đài chuyển đổi cơ chế từ một đơn vị sự nghiệp sang tự chủ về tài chính. Từ đây, Đài Truyền hình Việt Nam ban hành định mức chi phí tiền lương, tiền công, thù lao, nhuận bút cho tất cả các loại hình công việc. Nhờ đó, Đài tiết kiệm được nguồn kinh phí để đầu tư cho sản xuất chương trình, mua sắm thiết bị, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, bổ sung
thêm nguồn lao động mới.
Công cuộc đổi mới ở Đài Truyền hình Việt Nam được tiến hành “khá triệt để”, hệ quả của nó là trang bị kỹ thuật được nâng cấp, khả năng phát tín hiệu tốt hơn, diện phủ sóng được mở rộng, chương trình phong phú đa dạng. Bằng sự đổi mới, kinh tế truyền hình được vận hành và hoạt động có hiệu quả, mang lại nguồn thu chính đáng cho Đài vừa để tái trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở vật chất, vừa góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Phát triển kinh tế Truyền hình trong bối cảnh kinh tế thị trường là cần thiết và có tác dụng thúc đẩy truyền hình phát triển. Sau năm 1998, cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam vận hành theo hướng hiện đại, hội nhập về kỹ thuật, mở rộng quan hệ quốc tế không ngừng vươn cánh sóng ra 5 châu 4 biển. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, Đài Truyền hình Việt Nam học tập thành tựu và kinh nghiệm của các nước và vận dụng (có điều kiện) vào thực tế truyền hình ở Việt Nam, nhưng đã không đánh mất bản sắc và tính độc lập tự chủ của một cơ quan báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Với trách nhiệm chính trị và khả năng bảo đảm thông tin liên tục, Đài Truyền hình Việt Nam đã kết nối các sự kiện mang tầm quốc tế ở Việt Nam ra thế giới và mang các sự kiện ấy từ các quốc gia trên thế giới đến khán giả Việt Nam. Đến năm 2010, Đài Truyền hình Việt Nam đã có phóng viên thường trú ở hầu hết các khu vực (vùng) trên thế giới. Nhờ mở rộng quan hệ quốc tế, Đài đã mang lại cho khán giả trong nước các sự kiện chính trị, thể thao văn hóa lớn trên thế giới, thông qua truyền hình trực tiếp, hoặc phát lại.
Đài Truyền hình Việt Nam luôn giữ vững lập trường quan điểm cách mạng, làm thất bại âm mưu chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng thì Đài Truyền hình Việt Nam giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đấu tranh chống lại
các âm mưu thù địch trong và ngoài nước vì nó là hình ảnh và tiếng nói chính thức, đại diện cho quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước, tinh thần, ý chí của nhân dân. Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc ngăn chặn những thông tin “xấu” bằng kỹ thuật chỉ là tạm thời. Còn giải pháp lâu dài vẫn là dựa vào báo chí, truyền hình với cách thức truyền thông mới mẻ, nhân văn, tôn trọng sự thật, làm rõ sự thật để vạch mặt những kẻ lợi dụng thuật ngữ, đánh tráo khái niệm ... mới bảo đảm tính ổn định lâu dài.
Trong thời đại mới, phương tiện để các thế lực thù địch lợi dụng chủ yếu là mạng toàn cầu Internet với tính hai mặt của nó. Trên các mạng Internet, Facebook, Blog... không thiếu những trang, bài công khai tập hợp lực lượng để chống lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Hầu hết chúng có hậu phương từ những quốc gia có nền “dân chủ tư sản” và thiếu thiện chí với Việt Nam trong vấn đề “nhân quyền”. Từ chuyện các quốc gia này tích cực cứu vớt nhiều nhà “dân chủ Việt Nam”, rồi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người để kích động. Tệ hơn, thông qua mạng Internet, từ những hậu phương xa xôi ấy, chuyển về Việt Nam những lời kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, ngoài nhiệm vụ chức năng chung, Truyền hình còn phải thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam đến từ bên ngoài quốc gia.
Đóng góp của Đài Truyền hình Việt Nam trên mặt trận này luôn được thể hiện ở các mặt sau: Khẳng định lập trường, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vai trò lãnh đạo đất nước trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội; Đưa tin, xử lý tin tức trên cơ sở sự thật có lợi cho ý chí và lợi ích của dân tộc, tình cảm của nhân dân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Kiên quyết vạch trần các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng công nghệ để dàn dựng, ngụy biện, hoặc thổi phồng các sự kiện dân sự trong nước biến nó thành sự kiện chính trị nhằm trục lợi, gây rối loạn trong nhân dân, vi phạm pháp luật Việt Nam ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn xã hội; Truyền hình vì sự
nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh vì một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Bằng các chương trình thời sự, bình luận chuyên đề, chính trị tổng hợp, các phóng sự, phim truyền hình... Đài Truyền hình Việt Nam đã góp phần đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, chống tiêu cực, bảo vệ công bằng lẽ phải, đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân trước sự tha hóa biến chất của những phần tử lợi dụng uy tín của Đảng, Nhà nước để trục lợi cá nhân.
Với những chương trình truyền hình mang đậm tính nhân văn, nhu cầu thông tin, các chương trình bình luận chính trị, kinh tế, xã hội hợp với nguyện vọng của công chúng đã góp phần đấu tranh vạch trần âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam.