Tác động chủ quan

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 34 - 36)

Đã đến lúc miền Bắc phải có truyền hình, và để phát triển truyền hình trước hết là sớm đào tạo một đội ngũ cán bộ sản xuất chương trình, cán bộ kỹ thuật cho xây dựng đài truyền hình và sẵn sàng tiếp quản các đài truyền hình phía Nam, khi miền Nam được giải phóng.

Trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam đang “Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ” [49, tr. 918], thì việc phát triển, xây dựng truyền hình là yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mà cách mạng khoa học kỹ thuật đang được cho là giữ vai trò then chốt. Đồng thời làm đối trọng với truyền hình Sài Gòn trên lĩnh vực tuyên truyền.

Năm 1966, Ban Tuyên huấn Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Đài Tiếng nói Việt Nam và Tổng Cục Thông tin phương án xây dựng ngành truyền hình trên tinh thần chúng ta tiến hành chuẩn bị, xây dựng truyền hình trong điều kiện đất nước đang còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Vì thế phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của chính phủ và ngành truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa.

Theo nhà báo Hoàng Tùng “Mỗi lần đi công tác nước ngoài, được xem truyền hình nước bạn, về nước, Bác đều trao đổi với các đồng chí có trách nhiệm trong công tác tuyên truyền báo chí, văn hóa làm sao khẩn trương xây dựng ngành truyền hình ở nước ta” [61, tr.18]. Mong muốn của Bác cũng là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Vì thế, trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Chính phủ vẫn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để truyền hình sớm được ra đời và phát triển.

Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn truyền hình của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là tiền lệ phát triển truyền hình ở Liên Xô và Đông Âu, đội ngũ cán bộ được Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng phương án truyền hình

nhận thấy:

“Qua kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa, chúng tôi được biết tất cả các đài truyền hình của Liên Xô và các nước Đông Âu đều do phát thanh quốc gia chuẩn bị cơ sở ban đầu và tất cả các đài truyền hình phải trải qua thử nghiệm từ 3 năm đến 5 năm để đào tạo đội ngũ truyền hình từ A đến Z gồm biên tập, đạo diễn, hậu kỳ, quay phim, kỹ thuật …”[91, tr.62].

Đây là phương thức, là định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện Việt Nam khi đó và đây cũng là sự khác nhau căn bản về bản chất giữa truyền hình miền Bắc với truyền hình miền Nam lúc bấy giờ. Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ về nhiệm vụ tiến hành những bước đi đầu tiên đặt nền móng cho truyền hình Việt Nam.

Quá trình “thai nghén” cho sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của các ông Trần Lâm, Lê Quý, Huỳnh Văn Tiểng, Lý Văn Sáu, Nguyễn Văn Hán, Trịnh Lý Thản, Đặng Trung Hiếu, Vũ Tá Duyệt, Phạm Minh Dương… và tất cả những người tham gia đặt nền móng đầu tiên cho Đài Truyền hình Việt Nam.

Bằng kinh nghiệm, sự từng trải trong lĩnh vực phát thanh, họ đã có những tham mưu chính xác, kịp thời với lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong định hướng hoạt động, xây dựng, phát triển truyền hình giai đoạn đầu và những năm tháng tiếp sau đó. Dưới sự chỉ đạo của Tổng biên tập Trần Lâm, Truyền hình Việt Nam đã vượt lên mọi gian truân, đi từ không đến có trong suốt những năm tháng cam go nhất của lịch sử dân tộc.

Những năm 1966-1970 khi miền Bắc, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”, và khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn gay go quyết liệt thì mọi phương án (không chỉ với Truyền hình) đều được tính toán một cách khoa

học, chặt chẽ để giảm tối thiểu ngân sách, chi phí của nhà nước.

Chủ trương này được thể hiện rõ trong điều 2, Quyết định 94/CP, ngày 18.5.1971 của Hội đồng Chính phủ:

“Trong điều kiện của nước ta, việc xây dựng ngành vô tuyến truyền hình phải tiến hành theo phương châm:

a. Từng bước, thiết thực, vững chắc, cố gắng làm tốt ngay từ bước đầu và sẵn sàng mở rộng phạm vi hoạt động khi tình hình cho phép;

b. Dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các thiết bị vật tư, tiền vốn và lao động với hiệu quả cao” [91, tr.162].

Có thể thấy, phát triển truyền hình là một đòi hỏi tất yếu, vừa mang tính thời đại, vừa mang tính quy luật. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nền tảng đầu tiên của truyền hình được xác định là đi từ phát thanh phát triển thêm truyền hình. Phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của ngành truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa. Sự xác định này là đúng đắn, sáng tạo, đã có tiền lệ và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ. Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ làm truyền hình từ nhiều năm trước đó mà Đảng, Chính phủ còn ra các văn bản quan trọng để hiện thực hóa chủ trương phát triển truyền hình, trong đó có phương án thành lập tổ chức bộ máy để làm truyền hình.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w