Những tác động khách quan

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 32 - 34)

Sự phát triển của kỹ thuật - công nghệ, sản xuất chương trình truyền hình và tác động của nó đối ở một số nước trên thế giới. Những năm 1965 - 1970, truyền hình đã đóng vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đối với

chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, truyền hình không phát triển nhanh như Tây Âu và Bắc Mỹ, nhưng luôn là công cụ truyền thông hữu hiệu, tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp phát triển đất nước và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bắt đầu phát triển từ những năm 1956, nhưng đến giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, truyền hình mới trở thành phổ biến với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ. Yếu tố công nghệ đã cho phép họ xây dựng nhiều trạm chuyển tiếp truyền hình qua vệ tinh giữa Mỹ và lục địa châu Âu. Nhờ đó, truyền hình không chỉ ở trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà đã phát triển “xuyên lục địa”.

Các quốc gia ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ những năm 1960 về sau đã sử dụng phổ biến trạm tiếp sóng và đồng nghĩa với diện phủ sóng tăng lên. Những năm 60 của thế kỷ XX, diện phủ sóng ở nhiều nước đạt đến 80 - 100% lãnh thổ. Ở Mỹ, ngay từ năm 1953, hãng truyền thông NBC (National

Broadcasting Company) đưa ra khẩu hiệu “The Full Color Network” (mạng đầy đủ màu sắc) đã đẩy mạnh, quảng bá truyền hình màu dù rằng thời điểm này trên thế giới truyền hình vẫn phổ biến là đen trắng. Các nước Đông Âu và Liên Xô thì kỹ thuật, công nghệ truyền hình thấp kém hơn vì chưa bán dẫn hóa các linh kiện, mà còn sử dụng phổ biến bóng điện tử nên tốc độ và độ nét của truyền hình vẫn còn hạn chế.

Năm 1966, bộ phim truyền hình Batman nổi tiếng do ngôi sao điện ảnh Adam West thủ vai chính mang lại thành công lớn cho truyền hình. Nhưng phải đến năm 1969, nhờ truyền hình mà có đến 600 triệu người, tương đương 20% dân số thế giới được xem chương trình trực tiếp từ vũ trụ về sự kiện nhà du hành Neil Armstrong (Mỹ) đặt chân lên mặt trăng. Họ còn được nghe trực tiếp câu nói nổi tiếng của ông “đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”. Sự kiện này được Roger Launius một nhà khoa học thuộc viện Smithsonan (Mỹ) cho rằng “là hai sự kiện lớn nhất trong thế kỷ XX đó là chuyến đổ bộ của Neil Armstrong lên mặt trăng và sự ra đời của quả bom nguyên tử đầu tiên”. Sự kiện này đã tạo nên “cơn sốt truyền hình” và cũng đánh giá một bước tiến vượt ra ngoài dự báo của các nhà khoa học về sự phát triển của truyền hình.

Ở Việt Nam, từ tháng 2.1966, Mỹ đầu tư xây dựng Đài Truyền hình Sài Gòn và các trạm chuyển tiếp truyền hình tại một số thành phố ở miền Nam. Đây là một tác động không nhỏ đến quyết tâm xây dựng truyền hình ở miền Bắc của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc Mỹ xây dựng các đài truyền hình với danh nghĩa phục vụ nhân dân, nhưng thực chất là thực hiện đường lối chiến tranh tâm lý. Điều này trong một chừng mực nhất định đã tác động thúc đẩy chủ trương miền Bắc nhất thiết phải có truyền hình, bởi truyền hình không chỉ để cổ vũ tinh thần quyết tâm “giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc của toàn dân”, mà còn là phương tiện đấu tranh vạch trần âm mưu thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 32 - 34)