Đài Truyền hình Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 117 - 120)

bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước

Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển truyền hình trong những năm 1966 - 1970 với quan điểm truyền hình phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước, cho đời sống tinh thần của nhân dân, làm đối trọng với hệ thống truyền hình ở miền Nam do Mỹ xây dựng. Trên hết vì tính ưu việt của loại hình truyền thông mới mẻ này, nhất là hiệu ứng thông tin của nó với cuộc sống.

Xây dựng, phát triển truyền hình không chỉ có “ý chí, quyết tâm” là thành công mà trước hết phải xác định bước đi đúng đắn, phù hợp với tình hình và hiện trạng đất nước lúc bấy giờ. Những đặc điểm có tính chi phối ở thời điểm này là: cả nước còn phải tập trung cho kháng chiến, nền khoa học kỹ thuật (nhất là kỹ thuật vô tuyến điện tử) của Việt Nam còn thấp kém, nhân tài vật lực thiếu, phải đào tạo từ đầu. Vì vậy, nhờ xác định được bước đi đúng

đắn, phù hợp với tình hình và hiện trạng đất nước mà Đài Truyền hình Việt Nam đã thành công ngay từ những ngày đầu, sớm cho “dân ta được xem truyền hình” như lời nguyện ước của Bác Hồ.

Sự ra đời của truyền hình ở Việt Nam còn thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò truyền thông - truyền hình trong chiến lược phát triển đất nước ngay khi đất nước đang có chiến tranh và phải đối mặt với nhiều khó khăn thiếu thốn.

Giữa những năm 60 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chỉ đạo Ban Tuyên huấn Trung ương chuẩn bị kế hoạch truyền hình. Câu nói nổi tiếng của Người với nhà quay phim Phan Thế Hùng (1.5.1968) “Bao giờ các chú cho nhân dân ta được xem truyền hình?” vừa là mong muốn của Người, vừa là trao trọng trách cho những người làm công tác truyền thông ở Việt Nam. Tại thời điểm đó, truyền hình trên thế giới đã thể hiện rõ thế mạnh của nó, sự kiện Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ngày 20.7.1969 với câu nói nổi tiếng của ông “đây là bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại” không chỉ khẳng định bước tiến trong khoa học mà còn phản ánh đây là thời kỳ “truyền hình hóa toàn cầu”; thời kỳ bùng nổ thông tin của “báo hình”. Việt Nam không thể nằm ngoài tác động khách quan ấy. Chiến tranh, nghèo đói, khoa học kỹ thuật lạc hậu... vẫn không ngăn cản được quyết tâm làm truyền hình của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quyết tâm đó đã được hiện thực hóa bằng những quyết định, dự án đúng đắn có tính khả thi cao.

Khẩu hiệu:“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” thể hiện quyết tâm mang tính thời đại của Đảng dồn hết nhân tài, vật lực cả nước cho cuộc kháng chiến. Chưa hết, từ cuối năm 1964-1968, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, khó khăn chồng chất khó khăn, sự hy sinh tính mạng, mất mát tài sản là không kể xiết... Mặc dù vậy, kế hoạch xây dựng Truyền hình vẫn được xúc tiến. Cục Thông tin và Đài

Tiếng nói Việt Nam được Ban Tuyên huấn Trung ương giao nhiệm vụ xây dựng phương án Truyền hình trong điều kiện trên và khi ở miền Bắc không có một cơ sở chế tạo thiết bị điện tử nào. Tuy nhiên, với phương châm: tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa để xây dựng truyền hình, cuối cùng, sau tất cả những nỗ lực và cố gắng, đến ngày 7.9.1970, Việt Nam đã có trạm phát Truyền hình đầu tiên ở 58 phố Quán Sứ, Hà Nội. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh lúc bấy giờ đã đánh giá “anh chị em làm truyền hình theo phương châm Bác Hồ thường dạy là làm theo cách của con nhà nghèo”[61, tr.45].

Quyết định 94/CP của Hội đồng Chính phủ được ban hành là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên về phát triển truyền hình ở Việt Nam, hiện thực hóa sự nghiệp truyền hình. Quyết định thể hiện những nội dung và xác định những bước đi cơ bản:

- Giao Đài Tiếng nói Việt Nam chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý, vận hành giai đoạn đầu tiên của truyền hình. - Xây dựng Vô tuyến truyền hình theo phương châm: “Từng bước, thiết thực, vững chắc”, “Dựa vào sức mình là chính, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em đã có thực tiễn truyền hình”, “Sử dụng tiết kiệm trang thiết bị, vật tư, tiền vốn” [91, tr. 181].

Tính đúng đắn trong xác định bước đi phù hợp được thể hiện:

1. Truyền hình Việt Nam ngay từ đầu đã đi đúng quy luật phát triển truyền hình mà nhiều nước đã áp dụng thành công: lấy Truyền thanh, Phát thanh làm cơ sở cho Truyền hình trong những bước đi đầu tiên.

2. Truyền hình nhất định phải trải qua giai đoạn “thử nghiệm”. 3. Công tác chuẩn bị: bắt đầu từ con người đến trang thiết bị.

nước có nền Truyền hình phát triển để đào tạo nhân lực và mua trang thiết bị. 5. Tiết kiệm ngân sách, lao động sáng tạo, mua sắm có kế hoạch.

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ thì những điều trên là hoàn toàn phù hợp.

Thành công của buổi phát sóng 7.9.1970, cùng quá trình tiếp quản các cơ sở truyền hình ở phía Nam sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, và trong sự nghiệp đổi mới về sau này là minh chứng cho tính đúng đắn của lộ trình trên. Từ quyết tâm đến hành động, nhưng hành động phải khoa học, nghĩa là: xác định bước đi đúng và trúng, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Khi Đài Truyền hình Việt Nam đã bước vào con đường phát triển, hội nhập và có vị thế nhất định trong đời sống thì vẫn phải có chiến lược xác định bước đi phù hợp.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 117 - 120)