Trang thiết bị truyền hình là phương tiện chuyển tải nội dung chương trình, nó phát triển cùng với sự phát triển của thành tựu khoa học công nghệ và mang tính đồng bộ cao. Muốn phát triển truyền hình và nhanh chóng hội nhập, điều đầu tiên là phải đổi mới trang thiết bị kỹ thuật.
Năm 1986, Đài Truyền hình Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là về trang thiết bị kỹ thuật. Trường quay S4 để ghi hình và làm trường quay phát sóng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, lúc đó đây chỉ là căn nhà cấp 4. Trang bị được lắp 2 camera trong đó một đen trắng và một màu loại DXC-180P của SONY chỉ đủ để phát một chương trình. Công suất phát chỉ 1KW, phát trên kênh 6VHF qua đài Tam Đảo để nâng công suất 10KW phát trên kênh 2VHF. Tuy vượt xa giai đoạn phát thử nghiệm nhưng sự cố kỹ thuật xẩy ra thường xuyên. Thời điểm đó, người xem truyền hình đã quen với hình ảnh một bông hoa đầy màn hình và dòng chữ “xin lỗi vì sự cố kỹ thuật”, tệ hơn nhiều khi mất sóng hoàn toàn chỉ có tiếng rào rào đáp lại khán giả. Năm 1986, Đài Truyền hình Việt Nam chỉ có một xe truyền hình lưu động sử dụng 4 camera đen trắng do chính phủ Tiệp Khắc tặng, tuy nhiên không phù hợp với điều kiện thời tiết "nhiệt đới ẩm" ở Việt Nam nên nhanh chóng hư hỏng, mất khả năng sử dụng. Đến năm 1987, xe truyền hình này được các nhà kỹ thuật Việt Nam thay 3 camera loại DXC-M3 và bàn Video Mixer SEG-2000 thương hiệu Nhật Bản, tuy đã hoạt động trở lại, nhưng sự thiếu đồng bộ cũng gây ra
không ít khó khăn.
Cũng trong thời gian này, nhiều trong số các thiết bị hiện có của Đài bị lỗi thời, thiếu đồng bộ mà việc thay thế, sửa chữa phải tiến hành thường xuyên. Khó khăn nhất là nhiều thiết bị không có phụ tùng thay thế, mất tác dụng, không hoạt động được. Tình trạng thiếu thiết bị thay thế đã trở nên phổ biến, làm đau đầu lãnh đạo đài và các nhà kỹ thuật.
Một khó khăn khác, hầu hết trang bị của đài được sản xuất tại các nước Xã hội chủ nghĩa với trình độ công nghệ thấp, nhiệt đới hóa kém. Mặt khác, những năm 1986-1991, các nước Liên Xô và Đông Âu đang khủng khoảng chính trị, sản xuất ở đó trì trệ nên nguồn cung cấp bị gián đoạn.
Lãnh đạo Đài đã chỉ đạo cơ quan kỹ thuật mua các thiết bị thay thế ở các nước có công nghệ truyền hình phát triển mặc dù các chỉ số kỹ thuật ở những thiết bị này không tương thích buộc phải chuyển hệ, hoặc thay thế theo khối máy. Nhìn chung nhu cầu đổi mới trang thiết bị những năm 1986 đến 1996 trở nên bức thiết. Từ đó lãnh đạo Đài đi đến quyết định dù rằng việc đầu tư tốn kém ngân sách quốc gia, nhưng sẽ mang lại hiệu quả lớn.
Sự lựa chọn xu hướng kỹ thuật truyền hình: Những khó khăn trên là gợi ý và là bài học cho lãnh đạo đi đến quyết định lựa chọn xu hướng và thị trường cung cấp trang thiết bị cho Đài Truyền hình Việt Nam.
Một thực tế là trên thế giới có hai hệ thống kỹ thuật, cả hai đều có những ưu, khuyết điểm nhất định liên quan đến hiệu suất, không gian lắp đặt, tiện ích và giá cả. Phía các nước tư bản có công nghệ truyền hình nổi trội và ưu việt hơn, đặc biệt là của Nhật Bản. Nhật Bản và một số quốc gia phương Tây từ những năm 1970, trang thiết bị truyền hình của họ chủ yếu dùng công nghệ bán dẫn, mạch vi điện tử. Trong khi đó, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn dùng kỹ thuật "bóng điện tử". Mặt khác, trình độ "nhiệt đới hóa" của các thiết bị này không tốt, nhanh hỏng, thiếu gọn nhẹ, đòi hỏi không gian lắp đặt lớn, lượng tiêu hao điện năng không nhỏ, dễ xẩy ra sự cố. Thực
tiễn cho thấy tính đồng bộ các trang thiết bị kỹ thuật của một số các nước xã hội chủ nghĩa như Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc thua kém khá xa đối với Nhật Bản và phương Tây.
Trên tinh thần đổi mới, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo nên Đài Truyền hình Việt Nam lựa chọn xu hướng kỹ thuật phải có chiến lược dài hạn.
Đó là tư duy mới và sự lựa chọn đúng đắn.
Trong giai đoạn 1970-1986, Đài Truyền hình Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn trang bị kỹ thuật nước ngoài. Nếu không có sự lựa chọn đúng đắn xu hướng kỹ thuật lúc bấy giờ sẽ lại rơi vào tình trạng lạc hậu như Đài đã từng trải qua.
Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã tính đến hệ phát sóng và độ tương thích của các máy thu. Đài chấp nhận thải loại hàng loạt các trang thiết bị đã từng gắn bó với truyền hình từ những ngày "gian khó". Tuy nhiên, đây là tất yếu của sự phát triển, là đi tắt đón đầu và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển.
Trên thị trường máy thu hình, nhà nước Việt Nam mở cửa cho các hãng sản xuất máy thu hình của Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam. Hãng Sam Sung của Đại Hàn dân quốc còn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam và bán được một số lượng máy thu rất lớn. So với quốc tế, máy thu của Nhật Bản, Hàn Quốc sản xuất có giá cả phù hợp với khả năng mua của nhiều gia đình Việt Nam, điều ấy làm cho số lượng máy thu phát triển nhảy vọt. Có được một chiếc máy thu hình những năm 1996-2010 không còn là thứ tài sản xa xỉ của hầu hết các gia đình Việt Nam nữa.
Điều đó chúng tỏ việc lựa chọn xu hướng kỹ thuật giai đoạn 1986 -1996 và tiếp theo của Đài Truyền hình Việt Nam là đúng với quy luật phát triển. Tiếp theo những năm sau này 1996-2010, Đài Truyền hình Việt Nam bước tiếp vào một thời kỳ phát triển nhảy vọt: “Từ chỗ thiếu thốn mọi mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, Truyền hình Việt Nam đã thực sự đổi mới vươn lên sánh kịp với các
nước trong khu vực cả về trình độ kỹ thuật lẫn trình độ nghiệp vụ” [61, tr108]. Đây là giai đoạn bản lề của các thế hệ kỹ thuật cũ và mới. Qua đây làm cho Đài Truyền hình Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển ổn định, trước hết là ổn định về trang thiết bị và tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình. Vì vậy, trong những năm 1997- 1998, Đài Truyền hình Việt Nam đã đầu tư tài chính, ứng dụng nhiều thành tựu về kỹ thuật truyền hình trong sản xuất và phát sóng. Những thành tựu này không thể không kể đến việc trang bị mới máy phát công suất 10KW và tách kênh VTV3 (năm 1997). Một năm sau đó (năm 1998), Đài Truyền hình Việt Nam có thêm 4 xe truyền hình lưu động với công nghệ mới, hiện đại, phục vụ truyền hình trực tiếp; Mở thêm kênh VTV2 và tiếp tục trang bị thêm một máy phát công suất 10KW. Tại Trung tâm kỹ thuật, Đài lắp đặt thêm 1 phòng Tổng khống chế gồm 4 séc phát sóng. Phòng Tổng khống chế thực hiện nối tín hiệu điện từ các trường quay khác gửi về qua viba cáp quang, vệ tinh rồi cung cấp cho các trạm phủ sóng toàn quốc. Phòng Tổng khống chế Trung tâm Kỹ thuật truyền hình không chỉ có ý nghĩa về kỹ thuật mà còn liên quan đến toàn bộ khâu sản xuất chương trình của Đài.
Trường quay S9 - Trung tâm ghi hình và sản xuất các chương trình truyền hình hiện đại đã được khánh thành. Đây là địa điểm giao lưu rộng lớn giữa những người làm truyền hình với khán giả cả nước, một khía cạnh quan trọng trong chức năng truyền hình. Để dần thay thế những thiết bị cũ, năm 1998, Đài đã trang bị đủ số lượng máy ghi hình chuyên nghiệp loại SP Betacam, đủ mở rộng chương trình; trang bị một xe màu phát lên vệ tinh băng tần KU để phát chương trình VTV3 qua vệ tinh Thaicom-2 phủ sóng toàn quốc. Song song với việc đổi mới thiết bị, máy móc, Đài đã trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại sử dụng công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu có khả năng đổi được góc quét ăng ten và sử dụng bộ nhớ để lưu chương trình. Với những ưu thế về thiết bị kỹ thuật mới, tháng 2.1998, Đài Truyền hình Việt Nam đã cho ra đời Kênh VTV4 phủ sóng tại Châu Âu, Châu Á.
Tóm lại: từ năm 1986 đến năm 1998, Đài Truyền hình Việt Nam ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, và nhờ đó đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ truyền thông có hiệu quả cho sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Thực tiễn cho thấy, thông qua đổi mới kỹ thuật công nghệ, năng lực sản xuất chương trình chất lượng thực sự được nâng lên, thậm chí các nhà sản xuất truyền hình phải tự nâng mình lên để “theo kịp với sự đổi mới”, nâng cao năng lực sản xuất chương trình.
Nhờ sự đổi mới công nghệ trang bị, đến năm 1998, Đài Truyền hình Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển ổn định. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu phản ánh thông tin ngày một cao, hoạt động sản xuất chương trình mở nhiều chuyên mục mới. Trong đó có chủ trương đưa truyền hình đến với đồng bào ở vùng biên giới, hải đảo. Nhờ tác động của kỹ thuật, Đài đã triển khai một số dự án ODA theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (24.12.1994); yếu tố công nghệ đã cho phép "Cắt giảm các chương trình không đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng chương trình, thực hiện phát lại nhiều chương trình hay. Sản xuất ít nhưng tinh và có thể đáp ứng được nhiều kênh sóng; đẩy mạnh xã hội hóa truyền hình nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực xã hội (tài chính, nhân lực, công nghệ … vào để sản xuất các chương trình truyền hình. Đài kiểm soát chắt chẽ khâu kiểm duyệt nội dung và xu hướng” [63, tr.55]. Thông qua đổi mới kỹ thuật công nghệ Truyền hình Việt Nam đẩy mạnh hợp tác sản xuất, khai thác giữa các trung tâm, đài khu vực, địa phương với hợp tác quốc tế làm phong phú hơn hoạt động sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình.
Với chức năng là đơn vị tổ chức sản xuất và khai thác truyền hình theo phương châm: nhanh, nhạy, kịp thời, toàn diện; theo chỉ đạo, định hướng của công tác tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên lộ trình từ năm 1986 đến năm 2010, với công nghệ kỹ thuật hiện đại Đài Truyền hình Việt Nam thường xuyên điều chỉnh, thay đổi, bổ sung… sản xuất chương trình
theo xu hướng đổi mới. Cũng nhờ sự đổi mới và làm chủ công nghệ, một số chương trình có chất lượng tốt, gần gũi thân thuộc với khán giả như: Chào buổi sáng, Bản tin thời tiết, Cuộc sống thường ngày, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng trong cuộc sống hôm nay…
Tác động công nghệ trang bị đến tăng thời lượng phát sóng
So với các đài khu vực và thế giới, đến năm 1993 thời lượng phát sóng của Đài vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhờ tác động của Kỹ thuật - Công nghệ, một số kênh có thời lượng phát sóng ổn định 24/24 giờ trong ngày.
Lộ trình đó thực hiện theo quy luật phát triển tăng dần
Sau một số điều chỉnh, đến năm 1996 giờ phát sóng các kênh: VTV1: 6h00 -9h00 (180 phút) - 19h - 23h00 (240 phút)
VTV2: 6h00 -9h00 (180 phút) - 19h00 -21h00 (180 phút) VTV3: 16h00 -19h00 (180 phút) - 19h00 - 23h00 (240 phút) VTV4: 21h00 -22h30 (210 phút)
Chủ nhật tăng thời lượng lên 30 - 60 phút cho các kênh giải trí.
Đến năm 1996 - 1998 với tác động của kỹ thuật – công nghệ, cột ăng- ten phát sóng Giảng Võ nâng chiều cao lên 125m, công suất phát lên 20 KW. Sử dụng vệ tinh Meast, Thaicom-2, Thaicom-3 đã không chỉ tăng diện phủ sóng mà tăng thêm cả thời lượng, số lượng tổng thể giờ phát sóng của đài trên các kênh.
Tác động của công nghệ đến mở rộng diện phủ sóng
Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện tốt quy hoạch truyền hình do Chính phủ phê duyệt năm 1995 “Cần xây dựng hệ thống phát sóng truyền hình quốc gia rộng khắp cả nước, bao gồm hệ thống đài phát có công suất lớn ở các tỉnh thành phố cùng các trạm phát lại công suất nhỏ ở những nơi hẻo lánh, đảm bảo 80% số hộ gia đình được xem chương trình truyền hình”.
cho Đài nâng cao năng lực phát, truyền sóng và do đó đã mở rộng diện phủ sóng. Quyết định 26/CP của Chính phủ chỉ rõ: Từ ngày 30.1.1991 giao cho Tổng cục Bưu điện thuê vệ tinh Stationar - 13 truyền dẫn chương trình của Đài quốc gia. Qua đó các Đài khu vực và địa phương có thể thu - phát lại chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhờ diện phủ sóng rộng, số lượng máy thu của đồng bào tăng lên. Năm 1994 ước tính số lượng máy thu trong cả nước đã tăng tới 5 triệu chiếc. Trước tình hình đó, việc sử dụng vệ tinh (thuê bao) của nước ngoài là cần thiết. Ngay từ năm 1992, Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa trạm GV-1 ODA của Pháp vào hoạt động với năng lực truyền sóng lớn hơn hẳn. Tuy nhiên để hoàn toàn chủ động trong các khâu từ phát sóng đến truyền sóng, cuối năm 1993 Đài Truyền hình Việt Nam tiếp nhận toàn bộ hoạt động quản lý truyền sóng từ Tổng cục Bưu điện và trực tiếp điều tiết hoạt động quan trọng này. Tháng 1.1995, chương trình truyền hình quốc gia phát sóng qua vệ tinh Thaicom -1 có hiệu quả hơn.
Sự phát triển công nghệ, nhất là kỹ thuật truyền qua vệ tinh cho phép Đài Truyền hình Việt Nam mở thêm kênh VTV4. Đây là chương trình đối ngoại và phục vụ bà con người Việt sinh sống ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chương trình VTV4 được đông đảo người Việt tiếp nhận không chỉ là vấn đề nối gần khoảng cách thông tin mà còn là sự duy trì văn hóa Việt trong cộng đồng (tại nước sở tại) và còn giới thiệu bản sắc văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế.
Kênh đối ngoại VTV4 đã phủ sóng đến hầu hết các quốc gia có quan hệ quốc tế quan trọng và nhiều đồng bào Việt Nam sinh sống, đây là bước đi mang tính hòa nhập cả về phương diện kỹ thuật, tiến bộ truyền hình và thông tin đối ngoại.
Cùng với đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, đổi mới tổ chức sản xuất chương trình, đổi mới kỹ thuật đã trở thành bước đột phá của Đài Truyền hình
Việt Nam trên con đường phát triển ổn định và hội nhập quốc tế. Đây là một thành tựu to lớn, hiệu quả trực tiếp của đổi mới tư duy trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
Phủ sóng VTV4 đến một số quốc gia (sơ đồ dưới đây)
Nguồn: Đài Truyền hình Việt Nam
Những năm 1998-2010, chưa thể nói là không có khó khăn thử thách, nhưng đó là sự mở đầu cho giai đoạn phát triển ổn định và hội nhập quốc tế.