ĐÀI TRUYỀN HÌNH TRUNG ƯƠNG VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1970-1985)

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 70 - 76)

CHIẾN, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1970-1985)

1970-1975 là quãng thời gian Đài Truyền hình Trung ương “dấn thân” trong những khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Kết quả của 5 năm đó, Đài đã cho ra đời hàng loạt chương trình, chuyên mục như: Kinh tế, Văn hóa xã hội, Bình luận, Thời sự … Từ trong chiến tranh, Đài cho ra đời nhiều phim tài liệu như “Cuộc đọ sức năm ngày”, “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” (1972); “ Paris, những ngày lịch sử”, “Tiếng trống

trường” (1973); “Vũ khúc Tây Nguyên” (1973)…Thể loại phóng sự, ghi nhanh phát triển mạnh sau những ngày giải phóng: “Sài Gòn ngày đầu giải phóng”, “Hà Nội ngày 30.4 và 1.5.1975”… Từ những chiếc máy NT1, NT2 tự chế tạo, lắp ráp buổi ban đầu, rồi xe truyền hình lưu động của Ba Lan do Chính phủ đầu tư mua đã tạo điều kiện không nhỏ giúp những người làm truyền hình có thêm phương tiện hoạt động, đóng góp công sức cho nghề và cho đất nước.

Đất nước thống nhất, quãng thời gian 1976-1985, là những năm Đài Truyền hình Trung ương có nhiều đóng góp với đất nước trong thời kỳ nhiều khó khăn của thời bao cấp. Ngày 5.7.1976, đài chấm dứt chương trình phát sóng thử nghiệm, bắt đầu thời kỳ phát sóng chính thức để phục vụ nhiệm vụ chính trị, đó là xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ đó thể hiện tập trung vào các chủ đề sau:

Phản ảnh các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng, phát triển kinh tế và đời sống văn hóa xã hội (1976 -1985)

Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, sau niềm vui thắng lợi, Việt Nam lại đối mặt với nhiều khó khăn thử thách mới. Tàn dư của chế độ thực dân mới và những hệ lụy về văn hóa xã hội không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn. Công cuộc xây dựng đất nước diễn ra trên ngổn ngang những khó khăn bất cập. Quan hệ quốc tế phức tạp, các thế lực phản động trong, ngoài nước ra sức phá hoại khối đoàn kết toàn dân, đe dọa chủ quyền và gây ra chiến tranh biên giới. Trong bối cảnh ấy, báo chí, truyền thông (trong đó có truyền hình) lại bước vào một cuộc “chiến đấu mới” mà “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén”

[107, tr 616] vì “cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng thể hiện trên mặt trận báo chí, dù là thời chiến hay thời bình, thì tính chất, cường độ về cơ bản như nhau, thậm chí còn cam go hơn giai đoạn trước” [101, tr.15].

khác bởi tính lan tỏa nhanh, kịp thời, tính hấp dẫn, sức lôi cuốn, tác động trực tiếp đến tâm tư tình cảm của khán giả. Nhưng cũng có cái khó bởi một tác phẩm truyền hình là kết hợp các yếu tố, từ kịch bản, đạo diễn, quay phim, viết lời bình, dẫn chương trình.

Có thể nói, từ ngày 5.7.1976, truyền hình có cơ hội để thể hiện “Thế mạnh các kỹ năng hoạt động, các thao tác; đặc biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội của đông đảo công chúng trong một thời điểm nhất định và trên diện rộng”. Mặt khác “Thông điệp của truyền hình hấp dẫn nhưng lại rất dễ hiểu, thích ứng cho tất cả các công chúng” [85, tr.120]. Trong các năm 1976 -1986, ngoài các chương trình thời sự, chính trị, trong nước và quốc tế, Đài Truyền hình Trung ương còn mở thêm các chuyên đề, chuyên mục mới, tăng cường nhịp độ thực hiện phóng sự mới, hấp dẫn. Các chuyên đề, phóng sự đó tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong hai năm 1975, 1976, truyền hình tập trung tuyên truyền thắng lợi vĩ đại của dân tộc, thống nhất đất nước, động viên quần chúng nhân dân tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới. Các chương trình Văn hóa xã hội, Quân đội nhân dân, Vì an ninh Tổ quốc, Thể dục thể thao, Câu lạc bộ nghệ thuật, Truyền hình công nhân, Công thương nghiệp, Nông lâm ngư, Vấn đề hôm nay vv… tuy thời lượng hạn chế, nhưng đã thâm nhập vào đời sống và phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị trước mắt của toàn Đảng, toàn dân.

Tháng 7.1976, Truyền hình Việt Nam chuyển sang phát chính thức, sự hợp tác, trao đổi giữa đài Trung ương với đài khu vực tạo nên tiền lệ tốt cho việc mở rộng không gian truyền thông. Những kinh nghiệm thực tiễn, những bài học về mô hình kinh tế kết hợp quốc phòng - an ninh có điều kiện quảng bá, nhân rộng.

Qua màn ảnh nhỏ, hình ảnh những người lính lần lượt trở về quê hương, hoặc đến các công, nông trường, xưởng máy cùng nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới trên những đổ nát của bom đạn. Hình ảnh đất

nước con người Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động dường như không thiếu vắng trong bất kỳ buổi phát sóng nào. Phim tài liệu phóng sự “Giành lại màu xanh quê hương” là một trong những sản phẩm truyền hình có sức lan tỏa phản ánh công cuộc xây dựng kinh tế sau chiến tranh. Ở đây, hình ảnh của chiến trường đầy bom đạn, xưa, dưới bàn tay những người lao động đang trở thành những nông trường, lâm trường. Hình ảnh những người chiến sĩ hôm qua đánh giặc nay trở lại chính mảnh đất đó để

“Giành lại màu xanh quê hương”. Màu xanh đó là những rừng cây, đồng lúa, họ (những người lính cùng nhân dân) đang ngày đêm lao động xua đuổi đói nghèo lạc hậu. Bộ phim tài liệu này đã đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Lai Xích, Cộng hòa Dân chủ Đức.

Những năm 1975-1985, Truyền hình Việt Nam hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận, sử dụng 100% ngân sách Nhà nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước giao phó.

Năm 1978 là năm của thiên tai và địch họa, nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Xuân 1979” khái quát: “Lụt Bắc, lụt Nam máu đầm biên giới/Tay chống trời, tay giữ nước căng gân”. Đây là hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà truyền hình không chỉ với nhiệm vụ phản ánh mà còn “Viết lịch sử bằng hình ảnh” để chứng minh cho thế giới thấy rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, công lý nhưng quyết không sợ chiến tranh xâm lược dù đó là bất cứ thế lực nào.

Truyền hình với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam:

cùng với các phương tiện truyền thông khác, các phóng sự, phim tài liệu, bản tin truyền hình đã cho cả nước và nhân dân thế giới thấy rằng Pôn Pốt và Khơ me đỏ với tham vọng lãnh thổ, hiếu chiến đã cùng các thế lực phản động quốc tế là kẻ chủ mưu đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tang thương này.

Để chứng minh điều trên, bằng hình ảnh, các phóng sự truyền hình đã đưa người xem đến với đồng bào, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, nhân dân vùng biên đang chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Truyền

hình đã thông tin kịp thời về các vụ thảm sát ở Ba Chúc (An Giang), Bến Cầu, Châu Thành, An Biên (Tây Ninh).

Với lợi thế hình ảnh, truyền hình đã góp phần khẳng định tính chính nghĩa, tinh thần quốc tế cao cả, lòng yêu chuộng hòa bình và công lý của Quân tình nguyện Việt Nam. Bám sát hành động, đồng thời kết hợp sử dụng các tư liệu tin cậy của nước ngoài, với tư liệu trong nước Đài Truyền hình Trung ương đã phản ánh cuộc phản công chiến lược tháng 1.1979 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đẩy quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ. Đồng thời, quán triệt tư tưởng “giúp bạn là tự giúp mình”, lực lượng vũ trang Việt Nam tiếp tục đánh đổ quân Kh’me đỏ và cái gọi là “Nhà nước Campuchia dân chủ” để cứu người dân nước này khỏi thảm họa diệt chủng của Pôn Pốt với chính đồng bào mình.

Truyền hình với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc (2.1979). Đây là “sự nối dài” của chiến tranh biên giới Tây Nam khi ngày 7.1.1979, bộ đội Việt Nam và lực lượng vũ trang “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” giải phóng thủ đô PhnômPênh. Để gỡ đòn cho Khơ me đỏ, Trung Quốc sử dụng hơn 60 vạn quân tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam từ Quảng Ninh đến Lai Châu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Hình ảnh về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (từ 17.2.1979 đến 5.3.1979) ở biên giới phía Bắc được Đài Truyền hình Trung ương bám sát và đưa tin kịp thời. Đài Truyền hình Trung ương cùng với các loại hình truyền thông khác, đã góp phần khẳng định tính chính nghĩa Việt Nam và sự phi nghĩa, phi lý của Trung Quốc.

Truyền hình với thông tin đối ngoại: Những năm 1976 - 1985, Việt Nam đối mặt với bao vây cấm vận, tình hình kinh tế xã hội khó khăn, thậm chí rơi vào khủng hoảng như những năm 1980-1985. Lúc này, các phương tiện truyền thông, trong đó có truyền hình tập trung tuyên truyền, khẳng định đường lối độc lập, tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bày tỏ thái độ, thông tin chính xác các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội xảy ra trong nước và luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế. Trong giai đoạn này, tuy

chưa hình thành kênh truyền hình Đối ngoại (VTV4), nhưng Truyền hình Việt Nam cũng đã có đóng góp nhất định trong hoạt động đối ngoại.

Tiểu kết chương 2

Hình thành từ một cơ sở phát sóng công suất nhỏ ở 58, phố Quán Sứ trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, sau 15 năm đã phát triển thành một Đài Truyền hình Trung ương. Về tổ chức, mặc dù Đài Truyền hình Việt Nam ra đời ngày 7.9.1970, nhưng trước đó, tổ chức biên chế lại thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1971, Chính phủ cho phép Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban Vô tuyến truyền hình, với 150 nhân sự. Phải đến tháng 18.6.1977, Chính phủ ra Nghị định 164/CP thành lập Ủy ban Phát thanh và Truyền hình, đồng thời tách Ban Vô tuyến truyền hình ra khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và thành lập Đài Truyền hình Trung ương (tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam sau này). Từ đây, Đài trực thuộc Ủy ban Phát thanh và Truyền hình, nhưng trên thực tế Đài là một đơn vị độc lập về tổ chức thực hiện chương trình, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân về thông tin và sản phẩm truyền hình.

Có được bước tiến vững chắc trong chặng đường đầu tiên ấy trên hết vẫn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Các Quyết định, Nghị định và sự quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất của Đảng và Chính phủ vừa là chủ trương, vừa hiện thực hóa nhiệm vụ của Đài, tạo mọi điều kiện tốt nhất để Đài ra đời, hoạt động đúng như kế hoạch và mong đợi của Lãnh đạo và nhân dân. Những thành công mà Đài Truyền hình Trung ương gặt hái được trong 15 năm (1970-1985) cho thấy chủ trương đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ con người đến trang thiết bị là đúng đắn, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong quãng thời gian đó, Truyền hình Việt Nam đã tiến từng bước vững chắc, dựa vào sức mình là chính; đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của ngành truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa theo lộ trình từ: Thử nghiệm nội bộ ngày 7.9.1970; phát sóng thử nghiệm rộng rãi từ ngày 27.1.1971; phát chính thức hàng ngày, đến thử nghiệm phát màu (1978 -1986). Đài Truyền

hình Trung ương đã vượt lên mọi gian khó, đi từ cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu đến tiếp cận được những phương tiện tiên tiến hiện đại, đi từ chương trình truyền hình ban đầu thô sơ đến các nội dung chương trình ngày càng đa dạng, phong phú. Đài Truyền hình Trung ương đã trở thành người bạn gần gũi, thân thiết và tin cậy của mọi tầng lớp nhân dân.

Giai đoạn này còn ghi nhận thành công của Đài Truyền hình Trung ương trong việc tiếp quản, vận hành trở lại các đài truyền hình phía Nam. Việc tiếp quản các đài truyền hình do Mỹ đầu tư xây dựng ở phía Nam có ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng, từ đây tiếng nói và hình ảnh của nước Việt Nam độc lập là thống nhất: Thống nhất về nội dung và cách thức đưa tin, việc quản lý nội dung và truyền đạt tư tưởng tới mọi tầng lớp nhân dân cũng đã quy về một đầu mối, không phân biệt Nam-Bắc.

Quá trình đi từ truyền hình đen trắng (1970) đến thử nghiệm truyền hình màu (1978) và phát màu hoàn toàn (1986) của Đài Truyền hình Trung ương là cả một thời gian dài nhưng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam khi đó. Thành công của 8 năm tìm tòi, nghiên cứu để người dân Việt Nam có truyền hình màu chính là thể hiện tính chủ động, trách nhiệm chuyên môn của các cơ quan quản lý chương trình, kỹ thuật. Trong thắng lợi của truyền hình có sự đóng góp không nhỏ của những người làm kỹ thuật truyền hình. Từ buổi phát hình đầu tiên, Đài Truyền hình Trung ương, sau này là Đài Truyền hình Việt Nam đã hoàn thành trọng trách của mình, đạt những thắng lợi to lớn, trong đó có những thắng lợi quan trọng về sáng tạo kỹ thuật, giữ vững làn sóng truyền hình trong hoàn cảnh bị cấm vận, bao vây kinh tế ngặt nghèo, thực hiện thống nhất hệ kỹ thuật truyền hình toàn quốc, bước đầu đưa kỹ thuật truyền hình màu vào hoạt động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật truyền hình trên phạm vi cả nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w