PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Những năm đầu của thế kỷ XX, truyền hình xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh trên thế giới. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, truyền hình đã tạo nên những hiệu quả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội với các quốc gia sử dụng nó. Từ đó, truyền hình dường như là một sự mặc định, một quy chuẩn về phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Đến những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, truyền hình đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, và được sự quan tâm của hầu hết mọi quốc gia, nhất là những quốc gia có tiềm lực về kinh tế và vị thế về kỹ thuật, công nghệ. Với những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, phạm vi phủ sóng và mức độ ảnh hưởng rộng lớn, truyền hình đã trở thành “một thế lực” trên lĩnh vực truyền thông. Loại báo điện tử sinh động này không chỉ đem đến cho mọi nhà, mọi người nhu cầu thông tin, giải trí mà nó còn là vũ khí sắc bén, hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của các quốc gia, tổ chức chính trị, xã hội giữ quyền chuyển phát và xây dựng chương trình.
Sự ra đời của truyền hình ở Việt Nam không nằm ngoài điều kiện kỹ thuật và xã hội. Trong bối cảnh truyền hình thế giới phát triển nhanh chóng và chiếm ưu thế đặc biệt trong đời sống chính trị xã hội của các quốc gia, và đặc biệt là sự có mặt của truyền hình Mỹ tại Sài Gòn những năm tháng hai miền
Nam - Bắc bị chia cắt bởi chiến tranh đã thúc đẩy lãnh đạo Đảng, Chính phủ và những người làm truyền hình ở miền Bắc bằng mọi cách phải có truyền hình làm phương tiện truyên truyền. Đài Truyền hình Việt Nam ra đời là minh chứng cho chủ trương đúng đắn xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tiếp đó,“là cả một quá trình chuẩn bị công phu, đầy trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên tâm huyết với sự nghiệp truyền hình” [63, tr.39] cùng với sự giúp đỡ của ngành truyền hình và chính phủ một số nước xã hội chủ nghĩa.
2.2.1. Những chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về pháttriển truyền hình ở Việt Nam