Đài Truyền hình Trung ương
Trước khi phát thử nghiệm chương trình màu, Đài Truyền hình Trung ương đều thông báo rộng rãi. Bên cạnh đài phát chính thức, còn có thêm kênh thử nghiệm như một kênh truyền hình phụ phát song hành cùng các kênh chính.
Chương trình phát sóng thử nghiệm truyền hình màu chủ yếu là các chương trình Phim tài liệu, Phim truyện, Ca nhạc. Năm 1980, với sự ra đời của Đài Vệ tinh Hoa Sen, chương trình phát thử nghiệm truyền hình màu có thêm nội dung Thời sự Quốc tế (thu qua đài Hoa Sen). Thời lượng, buổi tối ngày thường phát từ 19 giờ 15 phút đến 21 giờ 15 phút (tổng thời gian 120 phút); Thứ tư, thứ bảy, chủ nhật do có chương trình Phim truyện, Sân khấu truyền hình nên chương trình phát sóng có dài hơn, từ 19 giờ 15 phút đến 21 giờ 45 phút hoặc 22 giờ 15 phút (tổng thời gian từ 150 phút đến 180 phút). Ngoài những nội dung trên, các buổi chiều chủ nhật lúc 14 giờ đến 15 giờ 30 phút, có thêm chương trình Học tiếng Nga, Thế giới động vật, Phim truyện.
Một số chương trình được phát trên sóng thử nghiệm truyền hình màu ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả như Phim tài liệu: “Bài ca dâng Bác”, “Con lại lần theo lối sỏi quen”,“Đất nước”… Phim truyện:“Một lời chủ soái” và nhiều bộ phim nước ngoài thuê từ Xưởng phim truyện Việt Nam, hoặc khai thác qua Đài Vệ tinh mặt đất Hoa Sen.
Chương trình phát sóng truyền hình màu thử nghiệm kéo dài 8 năm. Trong thời gian phát thử nghiệm, Đài Truyền hình Trung ương nhận được nhiều phản hồi về chất lượng hình ảnh, âm thanh và chương trình. Qua đó kịp thời có sự điều chỉnh cả về chất lượng nội dung và thời lượng phát sóng. Trải qua quá trình thử nghiệm, với một số điều chỉnh cần thiết, tối 1.7.1986, Đài Truyền hình Trung ương chính thức thông báo kết thúc giai đoạn phát sóng
truyền hình màu thử nghiệm và bắt đầu phát màu thường xuyên.
Mặc dù từ giữa năm 1976, Đài Truyền hình Trung ương đã bắt đầu phát chính thức hàng ngày, nhưng đến năm 1978, Đài vẫn tồn tại những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau: đó là tiêu chuẩn FCC (Federal Communication Commission - Ủy hội thông tin Liên Bang), tiêu chuẩn này được áp dụng ở các nước Mỹ, Canada, Cu Ba... Tiêu chuẩn CCIR (Comite’ Consultatif International de Radio et Television - Ủy ban Tư vấn Vô tuyến điện quốc tế), tiêu chuẩn này được áp dụng ở các nước: Đức, Áo, Hà Lan, Nam Tư … và tiêu chuẩn OIRT (Organisation International Radio and Television – Tổ chức Phát thanh và Truyền hình quốc tế) được áp dụng ở phần lớn các nước Liên Xô và Đông Âu.
Bảng so sánh thông số tiêu chuẩn khác nhau giữa FCC và OIRT.
TT THÔNG SỐ CÁC TIÊU CHUẨN FCC OIRT
1 Số dòng quét trong mỗi hình 525 625
2 Số hình xuất hiện trong 1 s 30 25
3 Độ rộng dài tần hình 4MHz 6MHz
4 Tần số quét ngang (quét dòng) 15,750 Hz 15,625 Hz
5 Chu kỳ quét ngang (quét dòng) 63,5 64
6 Tần số quét dọc (quét mành) 60 Hz 50 Hz
7 Chu kỳ quét dọc (quét mành) 16,7 ms 20 ms 8 Khoảng cách giữa sóng hình và tiếng 4,5 MHz 6,5 MHz 9 Độ rộng giải tần (hình, tiếng) 6 MHz 8 MHz
10 Tần số trung tần hình 45,75 MHz 38 z
Tiêu chuẩn kỹ thuật đơn thuần là những thông số được áp dụng trong kỹ thuật phát sóng để máy thu cùng hệ có thể thu được tín hiệu của Đài phát. Mỗi hệ số tiêu chuẩn có những đặc tính ưu việt và hạn chế khác nhau. Tuy nhiên, những năm 1960-1980, hệ số kỹ thuật phần nào chịu tác động nhất định của yếu tố chính trị và đó là sự phân biệt Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
nhau rõ rệt, vì vậy Đài Truyền hình Trung ương chủ trương phải thống nhất về hệ số kỹ thuật là một tất yếu. Thực tiễn những năm 1975-1978 cho thấy từ những sự không đồng nhất trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý, vận hành, đào tạo cán bộ, mua sắm các trang thiết bị thay thế cho các đài, cũng như nhiều hệ lụy khác. Khi trong một quốc gia có nhiều cơ sở truyền hình, nhưng không cùng hệ tiêu chuẩn kỹ thuật thì người xem truyền hình khu vực có sóng thuộc hệ này tất nhiên sẽ không thể thu tín hiệu của đài thuộc hệ khác. Tình trạng đó là “Phần diện tích các tỉnh miền Bắc từ Quảng Trị trở ra được tô màu theo màu ký hiệu chỉ hệ thống truyền hình OIRT, trong khi các tỉnh miền Nam được tô màu cùng với Đài Loan, Phi-lip-pin, Hàn Quốc ...”. Vì vậy, “Trách nhiệm của những người làm truyền hình là xóa bỏ sự ngăn cách này, tạo điều kiện cho người dân hai miền được xem chương trình của nhau” [61, tr 81].
Tháng 8.1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị kỹ thuật truyền hình toàn quốc được tổ chức. Thông qua Hội nghị này, những người làm truyền hình trong cả nước đưa ra tiếng nói chung về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hội nghị đã thống nhất: Hệ thống kỹ thuật truyền hình trong toàn quốc theo hệ OIRT System D/K với tiêu chuẩn quét hình 625 dòng, 50 Hz đối với đen trắng, SECAM -3b đối với truyền hình màu. Sóng mang hình (Video Carrier) và sóng mang tiếng (Audio Carrier) cách nhau 6,5 Hz. Việc chuyển đổi do các đài lập phương án, tìm giải pháp kỹ thuật và đề xuất sự hỗ trợ kinh phí, trang bị, Đài Truyền hình Trung ương là cơ quan quản lý thống nhất, kế hoạch thực hiện do Ủy ban Phát thanh-Truyền hình phê duyệt. Tháng 3.1979, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành và chỉ một hai tháng sau các đài khác cũng hoàn tất việc chuyển hệ và đến 6.1979, về cơ bản truyền hình Việt Nam đã thống nhất hệ thống kỹ thuật.
Đây là điều tất yếu trong lộ trình phát triển truyền hình, nhưng nhìn lại cho thấy việc lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật OIRT là một hạn chế của lịch sử vì
không lâu sau các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, nguồn trang thiết bị đã khó khăn càng thêm khó khăn, trong lúc hệ kỹ thuật FCC (đen trắng) và hệ màu FAL có công nghệ tiên tiến, thiết bị dễ mua. Dẫu sao, đây là bài học quý cho thời kỳ tiếp sau trong việc lựa chọn kỹ thuật công nghệ cho Truyền hình.
Sự ra đời và trưởng thành của truyền hình Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước Cu Ba, Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô, Hung-ga-ri không chỉ giúp Việt Nam đào tạo nhân viên kỹ thuật, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn truyền hình mà còn viện trợ nhiều trang thiết bị kỹ thuật. Các nước Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan còn cử chuyên gia sang Việt Nam để giảng dạy trực tiếp, hoặc đi cùng các trang thiết bị đến Việt Nam giúp lắp đặt, vận hành. Nhờ phát huy tốt mối quan hệ đối ngoại nên Truyền hình Việt Nam ra đời, phát thử nghiệm, phát chính thức và quan trọng hơn là hình thành một nền truyền hình mang tính độc lập tự chủ. Đối với Liên Xô, trong lúc đang gặp khó khăn nhưng những đồng nghiệp của quốc gia liên bang này vẫn tận tình giúp đỡ Việt Nam với tinh thần “Quốc tế Vô sản”. Năm 1988, Ủy ban Phát thanh-Truyền hình Liên Xô ký hiệp định hợp tác với Việt Nam, theo đó bạn giúp Đài Truyền hình Trung ương một chương trình đào tạo cán bộ (luân phiên) và thực tập mỗi đợt từ 10 đến 12 người. Nhưng, hiệp định đang trong quá trình thực hiện thì Liên Xô và Đông Âu tan rã, hợp tác quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa chấm dứt, Truyền hình Việt Nam chuyển đối tác mới.