ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1998 2010)

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 104 - 116)

ỔN ĐỊNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1998 - 2010)

1970-2010, Đài Truyền hình Việt Nam tồn tại, phát triển giữa những tác động khách quan, chủ quan khác nhau có thuận lợi nhưng không ít khó khăn thử thách. Mỗi giai đoạn phát triển đều mang những đặc điểm tính chất khác nhau.

Cuối năm 1986, đầu năm 1987 dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời đương lúc cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin phát triển mạnh mẽ trên thế giới đã tác động đến sự thay đổi toàn diện tổ chức bộ máy, cách thức sản xuất chương trình và trang thiết

bị kỹ thuật, Đài Truyền hình Việt Nam đã có những điều chỉnh về phương hướng phát triển, nhờ đó dẫn đến sự thay đổi toàn diện và bước vào giai đoạn phát triển ổn định. Đây là những yếu tố mang tính bền vững, phù hợp với xu thế lịch sử “Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, đồng thời quản lý tốt; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới với điều kiện Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế” [63, tr.210].

Để khẳng định cho giai đoạn 1998-2010 là thời kỳ phát triển ổn định,

có thể tham khảo qua Bảng phân kỳ dưới đây:

TT Thời gian Trực thuộc Đặc điểm hoạt động, tên gọi

1 1966 -1970 Đài Tiếng nói

Việt Nam

Chuẩn bị dự án và thực hiện dự án truyền hình

2 1970 -1976 Đài Tiếng nói

Việt Nam

Thử nghiệm, phát sóng thử nghiệm, tiếp quản các đài truyền hình phía Nam. Tên gọi “Vô tuyến truyền hình Việt Nam” (9.1970)

3 1976 - 1986 Ủy ban Phát thanh

và Truyền hình

Phát sóng chính thức. Tên gọi “Đài

Truyền hình Trung ương” (1.1978)

4 1986 -1997 Chính phủ Đổi mới, từng bước phát triển. Tên gọi

“Đài Truyền hình Việt Nam” (1987)

5 1998 – 2010 Chính phủ Phát triển ổn định, hội nhập quốc tế. Tên

gọi “Đài Truyền hình Việt Nam”

Có thể thấy, giai đoạn 1998-2010, Đài Truyền hình Việt Nam đã đạt được mục tiêu tổng quát của một Đài Truyền hình Quốc gia, đó là: “Xây dựng Đài Truyền hình Việt Nam trở thành một Đài Truyền hình Quốc gia mạnh, có uy tín cao trong khu vực và quốc tế; làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn dân chủ của nhân dân, làm tốt chức năng giáo dục nâng cao dân trí, giải trí góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tăng cường thông tin đối ngoại, đảm bảo hội nhập thông tin trong khu vực và quốc

tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông tin” [63, tr.210]; đồng thời đạt được tiêu chí “Phát triển ổn định”. Đây là giai đoạn thực hiện chủ trương đổi mới trang thiết bị và mạnh dạn đầu tư thay thế hàng loạt các phương tiện sản xuất chương trình, cải tổ, đổi mới các tổ chức quản lý, tạo hệ thống tổ chức phù hợp với điều kiện phát triển, hội nhập. Không dừng lại ở đó, năm 2004, Chính phủ chỉ thị cho lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển Đài từ 2005 - 2010 và trong tương lai.

Đổi mới cùng đất nước, phát triển cùng đất nước, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát triển ngang tầm với đài truyền hình các nước trong khu vực và thế giới về quy mô, công nghệ và năng lực tổ chức sản xuất chương trình.

Đối với các sự kiện quốc tế lớn như chính trị, thể thao, tôn giáo diễn ra trong nước và quốc tế, Đài Truyền hình Việt Nam đủ năng lực tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên quốc tế hoạt động. Từ 1998 đến 2010, Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền thông thành công nhiều sự kiện lớn của đất nước: Hội nghị ASEM-5 (2004, 2009), SEAGAME-22, VESAK (2008)… Những chương trình truyền hình trực tiếp dài kỳ, quy mô lớn do Đài thực hiện không thua kém các hãng truyền hình danh tiếng trong khu vực và thế giới.

Phát triển và hội nhập là hai mệnh đề song song và biện chứng. Có phát triển mới có đủ năng lực để hội nhập và ngược lại thông qua hội nhập để tạo cơ hội cho sự phát triển. Thế giới truyền thông trong những năm đầu thế kỷ XXI sôi động, xen lẫn giữa nhiều cơ hội thách thức. Trên thế giới có nhiều tổ chức truyền thông, truyền hình với nhiều tiêu chí luật lệ; nhiều bất cập và lợi ích không tương đồng. Với quan điểm cùng tồn tại và phát triển, Đài Truyền hình Việt Nam thông qua các tổ chức quốc tế vừa đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi hợp pháp, vừa khai thác cơ hội để phát triển.

Đường lối đổi mới của Đảng đã đưa đất nước dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhà nước có điều kiện để đầu tư cho truyền thông, truyền hình. Trước và sau đổi mới, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ

chức viễn thông quốc tế và khu vực, tạo điều kiện để ngành truyền hình phát triển nhanh và sâu rộng hơn. Đó là Tổ chức Viễn thông quốc tế ITSO (1975), Liên minh Viễn thông quốc tế ITU (1976), Uỷ ban Thông tin Liên hiệp quốc, Liên minh viễn thông châu Á-Thái Bình Dương (APT) (10.1979), Hiệp hội Truyền thông và Trả tiền châu Á - Thái Bình Dương (CASBAA) (1987) vv…

Hội nhập là thể hiện mối quan hệ về tổ chức, trao đổi nghiệp vụ, chấp nhận sự hòa nhập, giao lưu giữa các tổ chức sản xuất chương trình, báo chí … các nước trong khuôn khổ của “Diễn đàn truyền hình thế giới” (21.11).

Hoạt động truyền hình không thừa nhận “môi trường kín”, nó chỉ phát triển ở “môi trường mở” nghĩa là có giao lưu, có hợp tác. Thông qua đó đã tạo nên quá trình liên kết kỹ thuật, công nghệ, sản xuất chương trình, các hành lang pháp lý mang tính quốc tế… mà không có quốc gia nào đứng ngoài “cuộc chơi”.

Với Truyền hình Việt Nam, ngay trong giai đoạn chuẩn bị từ 1966- 1970, sẽ khó khăn, thậm chí không thành công nếu không có sự hợp tác giúp đỡ quốc tế, đó là của ngành truyền và chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa. Thông qua quan hệ quốc tế, Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, thuê chuyên gia, cố vấn cho truyền hình ra đời, phát triển. Nhờ quan hệ quốc tế, Việt Nam có đội ngũ cán bộ truyền hình trưởng thành qua các kỳ liên hoan phim truyền hình và đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Trong giai đoạn phát sóng chính thức (1976-1986), do phải đối mặt với lệnh cấm vận, vấn đề quan hệ quốc tế hạn chế nên Truyền hình Việt Nam phát triển chậm, việc trao đổi thông tin với các nước không được mở rộng.

Thời kỳ đổi mới: Việt Nam mở rộng quan hệ truyền hình với các quốc gia trong khu vực và thế giới vì lợi ích của các bên. Thông qua quan hệ hợp tác để đấu tranh ngăn chặn những hoạt động làm phương hại mối đoàn kết hữu nghị giữa các bên đối tác.

trị khác nhau thì truyền hình thực sự được mở rộng cánh tay, tầm mắt và thực sự hội nhập trên quan điểm “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.

Thông qua hội nhập, Đài Truyền hình Việt Nam đã thuê các vệ tinh của Thái Lan, Pháp và có được vệ tinh của mình không chỉ phục vụ cho truyền hình và các ngành khác… nhằm nâng cao năng lực truyền sóng. Hiệu quả tất yếu là diện phủ sóng được mở rộng, khả năng đường truyền tốc độ cao hơn, mối giao lưu quan hệ quốc tế qua viễn thông - truyền hình đạt hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, không thể không quan tâm đến mặt trái của vấn đề hội nhập; đó là chúng ta không thể không cảnh giác với những đối tượng thông qua các tổ chức quốc tế, nhu cầu chuyên môn để áp đặt những “điều kiện” liên quan đến an ninh chính trị, trật tự xã hội. Hoặc, liệu có chăng những vệ tinh trên quỹ đạo kia không gắn các thiệt bị quan sát, nghe trộm … dù vậy, hợp tác vẫn là xu hướng của thời đại, là con đường của sự phát triển.

Để hợp tác hiệu quả không có con đường nào hơn là nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, năng lực chuyên môn, kỹ thuật để hợp tác có hiệu quả hơn tránh xa được những hệ lụy do quá trình này gây ra.

Tham gia các tổ chức truyền hình khu vực và quốc tế trên lĩnh vực chuyên môn, hợp tác văn hóa vì hòa bình, an ninh, phát triển trong khuôn khổ của “Ngày truyền hình thế giới” (World Television Day 21.11), Ngày tự do báo chí (World Press Freedom Day), Ngày viễn thông thế giới (World Telecommunication Day), Ngày thông tin và phát triển thế giới (World Development Information Day). Bước vào thời kỳ đổi mới, lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đã có những bước đi mạnh bạo trong quan hệ quốc tế, vượt qua những định kiến kéo dài nhiều năm.

Để nhận được sự giúp đỡ Quốc tế, ngày 8.10.1980, Chính phủ ra quyết định thành lập “Trung tâm Nghe Nhìn” tên giao dịch quốc tế là Centre Audio Visual, cho phép Đài Truyền hình Việt Nam tiếp xúc với tổ chức UNICEF

(United Nations Children’s Fund – Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc), UNFPA (United Nations Population Fund – Quỹ dân số Liên hiệp quốc) và WHO (World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới) bàn thảo về chương trình viện trợ. Theo yêu cầu của các tổ chức này, Trung tâm phải là một đơn vị độc lập. Để đáp ứng yêu cầu đó, Ông Nguyễn Văn Hán được giao nhiệm vụ làm Giám đốc và trên danh nghĩa Centre Audio Visual là một cơ sở độc lập được phép nhận sự viện trợ quốc tế. Qua đây, Đài Truyền hình Việt Nam có thêm hai xe lưu động, trang thiết bị và nhiều phim khoa học liên quan đến trẻ em, dân số và y tế, nhưng điều quan trọng hơn Trung tâm đã tạo tiền lệ tốt cho hội nhập của truyền hình trong tương lai.

Từ năm 1988, Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác với CNN – Hãng Truyền hình Cáp lớn nhất lúc đó của Mỹ để cung cấp mỗi tuần một chương trình thời sự 3 phút phát sóng trên kênh CNN. Tháng 5.1989, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Phạm Khắc Lãm dự Hội nghị Cộng tác viên ban quốc tế ở Át-lan-ta (Hoa Kỳ) và ký thỏa thuận CNN tăng trạm vệ tinh mặt đất để Việt Nam có thể thu được chương trình của đài CNN. Trong lộ trình đó, cuối năm 1991, CNN chuyển cho Đài Truyền hình Việt Nam chảo vệ tinh băng tần C, R= 7m. Cũng trong thời gian này, Chính phủ Pháp giúp Đài Truyền hình Việt Nam trang thiết bị thu và nhận tín hiệu vệ tinh. Qua các khoản viện trợ không hoàn lại cũng như ODA, Đài có chảo thu tín hiệu CFI và TV5. Năm 1993, Hãng Dentsu (Nhật Bản) gửi tặng Đài Truyền hình Việt Nam bộ phim truyền hình nhiều tập “Oshin” và “Tiếp viên hàng không” để mở đầu cho sự hợp tác Việt – Nhật. Năm 1994, lần đầu tiên Đài Truyền hình Việt Nam mua bản quyền thể thao thế giới World Cup phát sóng phục vụ khán giả xem truyền hình. Cũng trong năm này, Đài Truyền hình công ABC của Úc đã tìm hiểu để có những hợp tác về phát sóng, đào tạo và cung cấp chương trình cho Đài. Kết quả là từ năm 1995 đến năm 1997, Đài đã thực hiện được hơn 30 khóa đào tạo ngắn hạn về hầu hết các

lĩnh vực quản lý, sản xuất và kỹ thuật truyền hình.

Quan hệ Đài Truyền hình Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới được thiết lập bằng những hiệp định về trao đổi, khai thác chương trình, đưa tin các sự kiện quốc tế xảy ở nước bạn và Việt Nam.

Hợp tác trao đổi chương trình truyền hình: Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Lào, Campuchia, Việt Nam - Ấn Độ, Việt Nam - Cộng hòa Pháp, Việt Nam - Nhật … được thiết lập và có hiệu quả.

Từ năm 1994 - 2010, các mối quan hệ quốc tế luôn luôn được mở rộng, tất cả đều khẳng định sự hội nhập của Việt Nam với các nước trên lĩnh vực truyền hình là khả quan và có hiệu quả vì thế Đài Truyền hình Việt Nam đã thành lập Ban Hợp tác quốc tế để đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng này.

Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại qua truyền hình là rất mới cả về hình thức, nội dung và phương pháp tiến hành. Điều này trên thế giới đã có từ lâu, nhưng để hội nhập và mang tính thuyết phục cao, tránh sai sót lại là không đơn giản đối với Đài Truyền hình Việt Nam.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng: "Tiếp tục mở rộng sóng phát thanh truyền hình ra các nước, các khu vực...tăng cường giao lưu, hợp tác với các tổ chức báo chí trong khu vực và trên thế giới; coi trọng tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, con người, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam".

[132, tr.114], ngày 18.2.2004, Ban Đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 190/QĐ-THVN. Tiền thân là Ban Quan hệ quốc tế và Phòng liên lạc quốc tế (thuộc Văn phòng), Ban Đối ngoại được cơ cấu 2 phòng: Phòng các đài Phát thanh - Truyền hình quốc tế và Phòng các Tổ chức quốc tế với nhiệm vụ “xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại cho toàn đài trên các lĩnh vực. Hợp tác sản xuất các chương trình, trao đổi chương trình, mua bán bản quyền, trao đổi đoàn, các dự án có nước ngoài tham gia …” [63, tr.210], và nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến công tác đối ngoại. Thông qua hoạt động Ban Đối ngoại đã tạo mối liên kết đến hơn 30

kênh truyền hình và đối tác quốc tế, điều quan trọng tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế của Đài trên cơ sở nhưng nguyên tắc được xác lập.

Đến năm 2010, các kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam đã phát triển và định hình rõ nét với 6 kênh quốc gia VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 phát sóng toàn quốc với tổng thời lượng 120 giờ/ngày. Ngoài ra, Đài còn phát sóng 6 kênh khu vực HVTV, DVTV, PVTV, CVTV1, CVTV2, VTV9 tại các địa bàn quan trọng với tổng thời lượng phát sóng mỗi kênh trung bình đạt 18 giờ/ngày và hàng chục kênh trên hệ thống truyền hình cáp như VCTV, SCTV, hệ thống truyền hình số vệ tinh DTH phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân.

Một số chương trình thể hiện sự đổi mới như: “Quốc hội với cử tri”

(28.12.2009); “Dấu ấn 2009” (VTV1); “Talk Việt Nam” (VTV1), Chương trình “Ôn thi” trên kênh (VTV2); Chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”

(VTV3); “Ngôi sao ước mơ” (VTV6).

VTV4 là Kênh truyền hình duy nhất ở Việt Nam có tầm phủ sóng vệ tinh toàn cầu, phục vụ cho gần 4 triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài, cũng như quảng bá thông tin về Việt Nam ra thế giới. Từ một chương trình “Dành cho người Việt Nam ở xa Tổ quốc” (1998), VTV4 đã phát triển thành một kênh chuyên biệt, kênh truyền hình tổng hợp phát sóng 24/24h. Nội dung gồm: Thời sự, Phim truyện, Ca nhạc, phim Tài liệu, các chương trình giải trí…Với phương châm “lấy khán giả làm trung tâm” và “mang giá trị Việt Nam ra khắp thế giới” đồng thời thông tin và phản ánh tình hình các hoạt động của cộng đồng người Việt trên thế giới tạo nên tình cảm, mối liên kết giữa người Việt ở các quốc gia với nhau và đồng bào trong nước.

Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5): Ban truyền hình tiếng dân tộc “là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có chức năng biên tập, sản xuất, khai thác những thể loại chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc, Ban Truyền hình tiếng dân tộc còn được giao nhiệm vụ sản xuất chương

trình phát trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam” [61, tr.177].

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số. Đặc biệt, địa bàn cư trú của họ hầu hết ở vùng rừng núi, cao nguyên, mặt bằng dân trí thấp, bản sắc văn hóa đa dạng. Cùng với nỗ lực đưa miền núi tiến kịp miền xuôi của Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế, văn hóa, trong đó kênh VTV5 có đóng góp quan trọng. Kênh VTV5 phát tiếng Kinh (Việt) và tiếng dân tộc. Năm 2004, phát 10 thứ tiếng như: Mông, Êđê, Gia Rai, Bana, Xtiêng, Cơho, Chăm, Kh’me, Xơđăng, Rắclây… đến

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 104 - 116)