Đổi mới nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 88 - 95)

Ngày 13.7.1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm việc với lãnh đạo Đài và cho rằng đổi mới là để phát triển, để hội nhập và “điều này liên quan đến nội dung chương trình. Còn nội dung chương trình thì phải có định hướng rõ rệt tùy theo từng thời gian cụ thể” [61, tr.97]. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam đã tiến hành đổi mới nội dung chương trình đi đôi với tăng kênh, mở rộng diện phủ sóng, đưa sóng truyền hình đến vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới hải đảo.

Đổi mới nội dung và tăng kênh sóng: Đài Truyền hình Việt Nam đã đề ra chủ trương không ngừng đổi mới nội dung chương trình, và làm cho trình ngày càng phong phú, đa dạng phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới, trong đó, Đài xây dựng kế hoạch tăng kênh, cắt giảm những chương trình không hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa chương trình, sử dụng nguồn lực xã hội để tái đầu tư sản xuất chương trình theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Để chương trình không đi chệch hướng hoặc bị lợi dụng, Đài Truyền hình Việt Nam quán triệt “quản lý chặt chẽ khâu kiểm duyệt nội dung và xu hướng sẽ

sản xuất các chương trình chính luận, các chương trình quan trọng mà bên ngoài không thể làm được. Đẩy mạnh hợp tác sản xuất phim truyện Việt Nam, ưu tiên dành giờ vàng, tăng lượng nhiều cho phim Việt Nam” [63, tr.156].

Tăng kênh sóng cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng chương trình, trong đó hình thành các kênh với mục đích phục vụ các đối tượng khác nhau như: nông dân, công nhân, trí thức, lực lượng vũ trang, đồng bào các dân tộc thiểu số, bà con người Việt sống xa Tổ quốc ….

Đến năm 1998, sau khi kênh VTV4 phát sóng, Đài Truyền hình Việt Nam có 4 chương trình riêng biệt là VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, mỗi chương trình có chức năng và nội dung mang bản sắc riêng.

Kênh VTV1 là chương trình Tổng hợp, có vị trí quan trọng nhất với các bản tin thời sự, chuyên đề, phim truyện và ca nhạc.

Kênh VTV2 là chương trình Khoa học, giáo dục. Đây là kênh có nhiều đề mục và chương trình giáo dục từ xa, tạo cơ hội cho những người không có điều kiện học tập ở trường lớp chính quy, đưa kiến thức tới các vùng sâu, vùng xa và đến với người nghèo.

Kênh VTV3 là chương trình Văn hóa, Thể thao, Giải trí và Thông tin Kinh tế, với nhiều chương trình gameshow giải trí, các trò chơi truyền hình, các loại hình thể thao, chuyên đề và các bản tin thời sự.

Kênh VTV4 là chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài và phục vụ công tác thông tin đối ngoại. Từ tháng 2.1998, VTV4 đã phủ sóng tại Châu Á và Châu Âu 2 giờ/ngày.

Đài đã “Chú trọng dành thời lượng cho các chương trình tôn vinh những tấm gương văn hóa, cổ vũ lối sống đẹp, phê phán đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi, biểu hiện phi văn hóa, phá hoại thuần phong mỹ tục, di sản văn hóa, chống lại những mặt trái của kinh tế thị trường” [61, tr.94]. Các chương trình văn hóa, văn nghệ lựa chọn và phát triển các nội dung gắn liền với đường lối đổi mới, bảo vệ, duy trì bản sắc văn hóa Việt Nam trên mọi lĩnh

vực đời sống xã hội.

Với đổi mới nội dung chương trình và tăng kênh, Đài Truyền hình Việt Nam đã tiếp cận người xem, phục vụ được nhiều hơn cùng với đó là đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả.

Tiến hành đổi mới các tổ chức, cơ quan, bộ phận sản xuất chương trình, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Đổi mới các tổ chức, bộ phận sản xuất chương trình và cơ quan, bộ phận bảo đảm cho sản xuất chương trình nhằm tạo cơ chế mới, khoa học, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao. Đổi mới các tổ chức (cơ quan sản xuất chương trình) không chỉ là công việc sắp xếp đội ngũ, đào tạo cán bộ, tổ chức đội hình làm chương trình mà trên hết từ đây để Đài Truyền hình Việt Nam có những sản phẩm truyền hình tốt về nội dung tư tưởng, hấp dẫn và có giá trị nghệ thuật. Để có chương trình truyền hình đáp ứng yêu cầu nội dung, và tính mới đều liên quan đến đội ngũ trong tổ chức sản xuất chương trình, từ năm 1986, sự đổi mới các tổ chức (cơ quan, bộ phận) sản xuất chương trình truyền hình được thể hiện như sau:

Ban thời sự: Cơ cấu thành 10 phòng gồm: Hành chính Tổng hợp, Chính trị, Thư ký biên tập, Quốc tế, Kinh tế 1, Kinh tế 2, Xã hội, Văn hóa – Thể thao, Chuyên mục, Quay phim và Đạo diễn.

Ban thời sự “Với chức năng là một đơn vị tổ chức sản xuất và khai thác các vấn đề thời sự chính luận trên mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế. Cùng với việc thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời và toàn diện mọi mặt đời sống trong nước, các bản tin thời sự, chuyên mục ngày càng được nâng cao, tạo sức thuyết phục đối với dư luận và xã hội”. [63, tr.156]. Sự đổi mới thể hiện ở các chương trình: Chào buổi sáng, Bản tin thời tiết, cuộc sống thường ngày, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng trong cuộc sống hôm nay … Bằng nỗ lực của một tập thể, Ban đã có đóng góp

đáng kể cho cho công tác tuyên truyền. Ban Thời sự được coi là ban “trung tâm” của Đài luôn có mặt ở bất kỳ điểm nóng nào, thời điểm nào.

Ban Khoa giáo (VTV2) thành lập năm 1988, có 9 phòng. Ngoài các sản xuất phim trong nước, Ban đã tích cực khai thác phim nước ngoài. Tư liệu và chương trình truyền hình nước ngoài có nội dung phù hợp với giáo dục, khoa học công nghệ, sức khỏe, dân số …ở Việt Nam. Các chương trình: Tạp chí Khoa học - Công nghệ truyền hình, gọi tắt là Tạp chí KCT, Đến với thiên nhiên, Chân dung nhà khoa học… hoặc lý thú bổ ích như: Hỏi gì đáp nấy… đã là những đóng góp tích cực cho việc “nâng cao dân trí, bồi bổ dân khí” cho mỗi người dân Việt Nam.

Ban Thể thao - Giải trí và thông tin kinh tế (VTV3): Cơ cấu 7 phòng gồm: Trò chơi và gặp gỡ trên truyền hình 1, Trò chơi và gặp gỡ trên truyền hình 2, Trò chơi và gặp gỡ trên truyền hình 3, Thể thao - Nghệ thuật biểu diễn, Quay phim, Hành chính Tổng hợp. Các chương trình đảm nhiệm chủ yếu là mảng các game show, giải trí Ai là triệu phú, Bài hát Việt, Cây cao bóng cả, chiếc nón kỳ diệu, Chúng tôi là chiến sĩ, Đối mặt, Đồ Rê Mí, Đường lên đỉnh Olimpia, Hãy chọn giá đúng, Rung chuông vàng, Thời trang, Trò chơi âm nhạc, Sự kiện – nhân vật … Mảng chương trình thể thao: Bản tin 360 độ thể thao hàng ngày, tường thuật và tường thuật trực tiếp các trận thi đấu thể thao, các giải bóng đá, bóng chuyền quan trọng trong nước và thế giới … Một số chương trình phối hợp: Người mẫu, Cựu chiến binh, Hà Nội 36 phố phường, Bước nhảy hoàn vũ … Chương trình VTV3 là một trong những kênh được khán giả yêu thích nhất, và thu hút số lượng khán giả lớn vì gần gũi với mọi lứa tuổi.

Ban Truyền hình đối ngoại (VTV4): Từ khi đất nước đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới, Đài Truyền hình Việt Nam đã thành lập Phòng bản tin Tiếng Anh (1991) và Phỏng bản tin Tiếng Pháp (1993). Cơ cấu tổ chức 6

phòng, gồm: Sản xuất, Biên tập tiếng Anh, Chương trình biên dịch và phụ đề, Đạo diễn và phát sóng, Hành chính Tổng hợp.

Từ ngày 1.1.1995, chương trình đối ngoại VTV4 được phủ sóng qua vệ tinh Stasionar-13 tới khu vực Châu Âu, Châu Á và Trung Cận Đông. Đến năm 1998, Đài đã phủ sóng tới Châu Úc.

Ban Văn nghệ: Ban không “đứng tên” ở một kênh sóng chuyên biệt nào, nhưng lại có mặt ở hầu hết các kênh sóng bởi chương trình văn nghệ là một nội dung để tất cả kênh khai thác, thu hút khán giả. Mặt khác, đây là một nội dung nhằm thống nhất quản lý về mặt nhà nước về công tác tư tưởng qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật thông qua các kênh sóng.

Ban có 6 phòng, gồm: Văn hóa nghệ thuật, Ca nhạc 1, Ca nhạc 2, Sân khấu, Quay phim, Hành chính – Tổng hợp. Số cán bộ nhân viên 64 người.

Các chương trình đảm nhiệm: Con đường âm nhạc, Ca nhạc theo yêu cầu, Ca nhạc tổng hợp, Tác phẩm mới, Phim ca nhạc, Giao hưởng, Thính phòng, Dân ca nhạc cổ, Nhạc truyền thống cách mạng.

Mảng chương trình Văn hóa nghệ thuật: Ký sự những nẻo đường, Không gian nghệ thuật trong tháng, Làng Việt, Diễn đàn văn học nghệ thuật, Còn mãi với thời gian, Câu lạc bộ thơ, phim tài liệu nghệ thuật.

Mảng Sân khấu truyền hình: Nhà hát truyền hình, Sân khấu mọi miền, Sân khấu thường kỳ. Trong hoạt động sản xuất chương trình văn hóa, nghệ thuật Ban Văn nghệ luôn lấy nền tảng tư tưởng nghệ thuật của Đảng để dựng, lựa chọn, thẩm định các tác phẩm nghệ thuật trước khi phát sóng. Quán triệt sâu sắc tinh thần “Văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân, phục vụ công cuộc đổi mới và vì một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC): Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFC (Vietnam Television Film Company), tiền thân là Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (1988), Trung tâm nghe nhìn, đến 10.12.1996 trở thành Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC). Tổng số cán bộ nhân viên

là 140 người.

Năng lực hoạt động của VFC: Khoảng 300 tập phim/năm; 12 – 14 phim hoạt hình, và các chương trình Táo quân, Gặp nhau cuối năm.

Các Trung tâm Truyền hình thuộc Đài Truyền hình Việt Nam: Từ tháng 1.1994, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các Đài thành viên gọi là các Trung tâm truyền hình. Với cách tổ chức này, Đài Truyền hình Việt Nam thống nhất về quản lý nội dung chương trình và khai thác tốt hơn yếu tố, đặc điểm văn hóa vùng miền và tin tức. Hệ thống các đài khu vực là cơ quan đại diện tại các khu vực (Bắc – Trung – Nam), có tính khu biệt nhất định về địa lý, văn hóa, kinh tế và cư dân.

CÁC TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH THUỘC ĐTHVN

STT TÊN - TTTH KHU VỰC ĐẠI DIỆN GHI CHÚ

1 TTTHVN tại Huế Nam Bắc Trung Bộ

2 TTTHVN tại Đà Nẵng Trung Trung Bộ - Bắc Tây Nguyên

3 TTTHVN tại Phú Yên Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên

4 TTTHVN tại Cần Thơ Đồng bằng Sông Cửu Long

5 TTTHVN tại TP. HCM Nam Bộ - Đông Nam Bộ

Về cơ cấu tổ chức, các Trung tâm truyền hình khu vực có vai trò, chức năng như một Ban của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là hình thức tổ chức linh hoạt nhằm khai thác thông tin nhanh, chính xác và là sở hữu của các đài trong hệ thống Đài Truyền hình Việt Nam.

Nhiệm vụ của các Trung tâm truyền hình khu vực là phát chuyển tiếp chương trình truyền hình quốc gia tại khu vực đảm nhiệm, thực hiện việc sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình do lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam quy định. Hợp tác với các đài địa phương, trao đổi sản phẩm truyền hình, quảng bá rộng rãi các chương trình truyền hình phục vụ nhân dân về nhu cầu thông tin, thưởng thức văn hóa nghệ thuật trong khu vực và cả nước.

Các tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình

dưỡng cán bộ được Đài Truyền hình Việt Nam đặc biệt coi trọng, các đơn vị đảm nhiệm chức năng chăm lo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình: Thành lập theo Quyết định 256/TC ngày 6.2.1991 trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin; Quyết định 13/QĐ-THVN ngày 1.1.1994 chuyển thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

Trường Cao đẳng kỹ thuật truyền hình: Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các đài truyền hình, phát thanh trong cả nước. Năm 1992, nâng cấp đào tạo Trung học chuyên nghiệp, năm 1993 đổi tên thành Trường Trung học Truyền hình. Ngày 21.1.2005 trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Truyền hình. Các ngành đào tạo quay phim, đạo diễn, diễn viên, dẫn chương trình, sản xuất chương trình, kỹ thuật phát sóng, âm thanh, ứng dụng tin học vào truyền hình …

Các tổ chức phát triển nguồn thu, đầu tư, xây dựng

Đây là những tổ chức được thành lập để phục vụ bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của Đài. Đó là những tổ chức có hoạt động ngoài truyền hình nhưng lại tác động, hoặc bảo đảm cho nhiệm vụ của truyền hình: Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình; Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ truyền hình Viễn Thông; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học-Công nghệ truyền hình; Trung tâm Tin học và Đo lường; Ban Quản lý dự án mạng phát hình Quốc gia; Ban Quản lý đầu tư, Trung tâm Truyền hình Việt Nam; Ban Dự án mua sắm trang thiết bị Vô tuyến truyền hình.

Mỗi tổ chức đều có định tính, chức năng nhiệm vụ như tên gọi của nó, sự thành lập các đơn vị này là theo yêu cầu của phát triển khoa học công nghệ, là sự bảo đảm hiệu quả cho truyền hình trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập. Trong thời đại bùng nổ thông tin, hoạt động truyền hình luôn trong trạng thái “động” và chuyển biến theo xu hướng hội nhập. Vì vậy, việc thành lập các tổ chức trên là cần thiết, đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi mới cho sự nghiệp phát triển truyền hình.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (19702010) (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w