- Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan...
+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi...
+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối....
Hoạt động 2: Bảo vệ các hệ sinh thái
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời: ?Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
- HS: Cá nhân nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi và nêu được:
+ Vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng. + Hệ sinh thái rừng VN đã bị khai thác quá mức.
- GV: Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
- HS: Cá nhân nghiên cứu nội dung bảng 60.2 SGK, thảo luận hiệu quả các biện pháp bảo vệ, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét ý kiến của HS và đưa ra đáp án.
- GV lưu ý HS: Với HS thành phố, việc bảo vệ hồ, cây trong vườn hoa, công viên là góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
- GV: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
- HS nêu được:
+ Biển đã cho con người những gì?
+ Con người đã khai thác sinh vật biển quá mức như thế nào? biển bị ô nhiễm như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp.
- HS nghiên cứu bảng 60.3, thảo luận nhóm đưa ra tình huống phù hợp.
- GV chữa bài bằng cách cho các nhóm lên ghi kết quả trên bảng để cả lớp nhận xét.
- GV: Tại sao phải bảo vệ các HST nông nghiệp? - Có những biện pháp nào để bảo vệ HST nông nghiệp?
- HS nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi: Hệ sinh thái nông nghệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.