Nghiên cứu phả hệ:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 9 cả năm 2010 2011 (Trang 40 - 42)

- Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ. - Nghiên cứu phả hệ: Là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người

a. b.

c.

3. Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 tính trạng?

- HS: Dựa vào thông tin SGK trả lời được:

1,2

a. Nam Nữ

b. Hai trạng thái đối lập của cùng một tính trạng.

c. Biểu thị kết hôn hay cặp vợ chồng.

3. 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập  4 kiểu kết hợp. - GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu VD1, treo tranh H28.2 SGK, cho HS quan sát và giải thích kí hiệu. Thảo luận nhóm theo bàn trong vòng 5’:

1. Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? Vì sao? 2. Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?

- HS quan sát kĩ hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm, nêu được:

1. Đời con F1 toàn mắt nâu, con trai và gái mắt nâu lấy vợ hoặc chồng mắt nâu đều cho các cháu mắt nâu hoặc đen  Mắt nâu là trội.

2. Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tình vì màu mắt nâu và đen đều có cả ở nam và nữ. Nên gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.

- GV: Nhận xét, kết luận.

- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc VD2 và:

1. Lập sơ đồ phả hệ của VD2 từ P đến F1?

2. Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?

3. Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính không?Tại sao?

- HS: Nghiên cứu VD2, trả lời các câu hỏi: 1. P:

2. Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.

thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền. - Mục đích: Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không.

3. Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đến giới tính vì chỉ xuất hiện ở nam  gen gây bệnh nằm trên NST X, không có gen tương ứng trên Y.

- GV: Nhận xét câu trả lời HS. Viết sơ đồ lai minh họa: Kí hiệu gen a- mắc bệnh; A- không mắc bệnh ta có sơ đồ lai:

P: XAXa x XAY GP: XA, Xa XA, Y

Con: XAXA ;XAXa ;XAY (không mắc bệnh ) XaY (mắc bệnh)

- HS: Theo dõi, ghi nhớ kiến thức. - GV: Từ VD1 và VD2 hãy cho biết:

1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?

2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?

Hoạt động2: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh (15’).

- GV: Thế nào là trẻ đồng sinh? - HS: Dựa vào SGK trả lời.

- GV: Cho HS nghiên cứu H 28.2 SGK. Thảo luận nhóm theo bàn trong 5’, hoàn thành phiếu học tập:

Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống và khác nhau ở điểm nào?

- HS nghiên cứu H 28.2, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án.

Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?

- HS: Dựa vào nội dung phiếu học tập trả lời. - GV: Chốt kiến thức.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” qua VD về 2 anh em sinh đôi Phú và Cường để trả lời câu hỏi:

Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?

- HS: Đọc mục “ Em có biết” và rút ra được ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 9 cả năm 2010 2011 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w