Kết hợp các biện pháp làm trong sạch bảng cân đối của các Ngân hàng thương mại quốc doanh với việc giảm bớt nợ cho các

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 164 - 168)

- Tái cấu trúc và lành mạnh hóa năng lực tài chính, theo hướng:

3.3.11. Kết hợp các biện pháp làm trong sạch bảng cân đối của các Ngân hàng thương mại quốc doanh với việc giảm bớt nợ cho các

Ngân hàng thương mại quốc doanh với việc giảm bớt nợ cho các Doanh nghiệp Nhà nước.

Công cuộc cải cách khu vực DNNN sẽ chỉ thực hiện được nửa vời nếu như chỉ giới hạn ở việc làm trong sạch bảng cân đối của các NHTM, bởi lẽ việc xuất toán các khoản tín dụng của Ngân hàng không trực tiếp đem lại việc giảm bớt nợ cho các DNNN.

Thực trạng hiện nay là các DNNN bên tài sản nợ vẫn còn một mức nợ quá cao, trong khi đó bên đối ứng, tức tài sản có là là các khoản không có giá trị vật chất hoặc được định giá vượt quá giá trị thực. Tình hình đó, không làm sạch bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp, chất lượng của các bảng cân đối doanh nghiệp trước sau vẫn là xấu, gây khó khăn trong việc vay vốn thường xuyên, không chỉ trong nước mà nhất là ở nước ngoài, bởi ở đó, DNNN buộc phải cạnh tranh với khu vực DNNN hay khu vực tư nhân khác trong khu vực để vay vốn. Các NHTM tiếp tục vừa là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất của các DNNN trong hoạt động tín dụng, do vậy khi mà bảng cân đối của các doanh nghiệp có chất lượng xấu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tổng khối lượng tín dụng của các NHTM này. Điều này không chỉ liên quan đến các món vay mới mà còn liên quan đến các món tín dụng hiện nay, được coi là có "khả năng thu hồi". Đây là hiệu quả tất yếu khi thực hiện kế hoạch đưa vào áp dụng hệ thống

kế toán quốc tế (IAS) đối với NHTM, mà IAS này là cơ sở để có thể đánh giá phân loại tín dụng một cách chính xác, chặt chẽ và liên tục.

Như vậy, rõ ràng dễ nhận thấy là, nếu ngoài việc làm trong sạch bảng cân đối cho các NHTM quốc doanh, mà Công ty quản lý tài sản không tiến thêm bước nữa thì không thể nhanh chóng đạt được các mục tiêu đổi mới quan trọng như ý đồ làm lành mạnh hóa tình hình tài chánh của các doanh nghiệp.

Để làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp, cần thiết :

„ Xử lý dứt điểm số tài sản cố định từ thời gian trước năm 1990 nhưng hoặc là không tồn tại về vật chất hoặc là đáng lý phải thể hiện trên bảng cân đối với giá trị là 0 (zero) do sử dụng hạn chế. Ngoài ra, kể cả đối với số tài sản từ thời kỳ sau năm 1990 nhưng dư thừa công suất do không có hiệu quả kinh tế nên không đưa vào sử dụng lại.

„ Tùy theo từng hạng mục trên trong bảng cân đối năm của doanh nghiệp, các khoản nợ tương ứng với các hạng mục đó - sau khi làm trong sạch bảng cân đối NHTM - sẽ được chuyển thành nợ. Do vậy, không có cách nào tốt hơn là phải tuyên bố xóa nợ cho các khoản đó, tức xuất toán các khoản nợ Ngân hàng tương ứng cho các DNNN. Nếu thực thi biện pháp này là có thể giảm bớt đáng kể số nợ cho các DNNN mà xét về giác độ kinh tế, thì đây là điều hoàn toàn hợp lý.

„ Cần thiết phải đánh giá lại các hạng mục của TSCĐ còn lại dựa trên giá trị thực. Đối với hạng mục này, nên cân nhắc một đợt khấu hao đặc biệt ở mức tỷ lệ phần trăm nào đó tùy trườøng hợp. Và sau đó cũng phải tuyên bố xóa các khoản nợ đó ở một mức tương ứng.

Kinh nghiệm ở một số nước, đối với DNNN trước kia cho thấy trong số tài sản lưu động có những thành phẩm, mặc dù tồn tại về vật chất nhưng xét về ý nghĩa kinh tế trong nội lực xí nghiệp thì cần phải thể hiện với giá trị bằng 0 (zero), do chúng đã lỗi thời và do vậy không có cách nào có thể tiêu thụ trên thị trườøng theo mức giá trị ghi sổ được nữa, hoặc thậm chí hoàn toàn không thể bán

được, dù giá thấp đến cỡ nào. Như vậy, cũng cần phải khấu trừ các hạng mục này ở mức tỷ lệ phần trăm nào đó, tùy trường hợp.

Cuối cùng xin nói thêm là, việc trực tiếp giảm bớt nợ cho các DNNN như vậy cũng có thể mang một ý nghĩa không nhỏ đối với việc hạch toán chi phí sản xuất thườøng xuyên của các doanh nghiệp, mà cụ thể là mức giá trị mới ghi trên sổ sách vẫn là mức cũ. Nhờ vậy, khấu hao tài sản có giảm đi và giá bán của các sản phẩm trên thị trường có thể giảm đi với mứùc tương ứng và do vậy, vị thế cạnh tranh có thể tốt hơn. Tuy nhiên cũng không được quên về tác động đối với mặt bằng giá trong nước, mà ở đây cũng xin nhấn mạnh, tác động ở đây là tác động một lần. Giả thiết các DNNN không sẵn lòng để cho người tiêu dùng được hưởûng thành quả do chi phí sản xuất đã giảm đi, thì cuối cùng, do lãi doanh nghiệp tăng, Nhà nước vẫn có lợi qua thu thuế.

Tuy nhiên, thông thường đi cùng với việc hiện đại hóa doanh nghiệp cũng chính là quá trình thực hiện việc hiện đại hóa công việc quản trị, cho nên cũng phải tính đến yếu tố là, khi các doanh nghiệp chủ động về giá cả thì họ sẽ tìm cách mở rộng thị phần của mình như thựïc tiễn tại các nước phương Tây đã cho thấy.

Tóm lại, biện pháp làm trong sạch bản cân đối của các NHTM quốc doanh là việc làm cần thiết và đúng hướng nhưng việc làm đó chỉ thực sự có hiệu quả khi đồng thời hoặc trước đó, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp, mà biện pháp giảm nợ chính là một phần các biện pháp nói trên cũng là để giảm gánh nặng cho NSNN ở mứùc có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, cả việc sắp xếp đổi mới hoạt động của NHTM, của NHNN, của khu vực kinh tế nhà nước cùng những chính sách kinh tế tài chính đi kèm chỉ có thể thực hiện được bằng các biện pháp đồng bộ và có hiệu lực dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ.

Cần quan niệm rằng việc triển khai thực hiện việc sắp xếp đổi mớùi hoạt động của NHTM, NHNN, của khu vực kinh tế nhà nước và những chính sách kinh tế - tài chính đi kèm là một vấn đề rộng lớn, động chạm đến toàn bộ các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, đến các địa phương trong cả nước và là một

bộ phận của công việc sắp xếp lại các ngành kinh tế của Việt Nam, do đó, ngoài các giải pháp đã nêu, chúng tôi thấy cần thiết đề nghị :

1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo mà không thể giao cho bất kỳ ngành nào, bộ nào vì phạm vi rộng lớn vượt quá chứùc năng và thẩm quyền của một bộ, một ngành.

2. Để có thể thực hiện được một cách rốt ráo, cần thành lập một Ban chỉ đạo Trung ương để chỉ đạo việc đổi mới hệ thống tài chính - tiền tệ, với các ngành tham gia như : NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ làm trưởûng ban chỉ đạo và nếu xử lý tổ chức tín dụng nào hoặc doanh nghiệp Nhà nước nào liên quan đến địa phương thì đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch sẽ là thành viên đương nhiệm. Giao cho Thống đốc NHNN làm thườøng trực ban chỉ đạo, có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh, thành phố có liên quan thành lập các tiểu ban chỉ đạo.

3. Thủ tướng có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan thành lập các bộ phận chuyên trách, có trách nhiệm chủ yếu là xem xét, đánh giá và giải quyết các vướùng mắc liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành và xây dựng ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc củng cố, sắp xếp các NHTM và tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để hệ thống Ngân hàng có điều kiện hoạt động và phát triển như về vốn, cơ chế chính sách, Luật pháp...

4. Nếu trong quá trình tiến hành các Ngân hàng hay doanh nghiệp gặp khó khăn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời. Ví dụ, đối với NHTM cổ phần gặp khó khăn về chi trả cần phải cho vay hỗ trợ để đảm bảo an toàn hệ thống. Để làm đượïc điều đó, cần thiết bổ sung quỹ hỗ trợ, củng cố, sắp xếp các Ngân hàng cổ phần.

5. Một số NHTM yếu kém do xuất phát từ nguyên nhân nội bộ: có vốn nước ngoài tham gia thông qua cổ đông trong nước, vốn góp vượt quá tỷ lệ quy định của NHNN, Thủ tướng Chính phủ nên hợp thứùc hóa để đảm bảo tư cách cổ đông và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư như trường hợp đã giải quyết đối với các doanh nghiệp khác.

Tất cả những việc làm đó cùng với những giải pháp đổi mới hệ thống ngân hàng đã đề cập ở trên tạo cho hiệu quả quản trị của hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam được nâng cao, từng bước lành mạnh hóa hoạt động của mình, tạo điều kiện từng bước hội nhập vào các hoạt động Ngân hàng quốc tế và khu vực.

Làm được điều đó có nghĩa là, bản thân các NHTM phải "tạo ra cho chính mình" một sức mạnh - một hệ thống NHTM có khả năng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, thích ứng với những đổi thay nhanh chống đã, đang và sẽ diễn ra...

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 164 - 168)