Về quản lý ngoại hối.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 80 - 82)

- Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng.

ĐÒI HỎI PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

2.1.4.5. Về quản lý ngoại hối.

Với quan điểm chỉ đạo là kiểm soát chặt chẽ việc đưa ngoại tệ ra nước ngoài, mở rộng và thu hút tối đa ngoại tệ bằng các biện pháp thích hợp, quản lý tốt thị trường hối đoái.

Ngoài các biện pháp cơ bản nói trên, Ngân hàng đã sử dụng và tiến hành tương đối tốt chính sách tỷ giá hối đoái, công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất... Tất cả những việc làm đó đã mang lại những kết quả tích cực, biểu hiện trước hết và cơ bản là đã bước đầu xây dựng được một hệ thống Ngân hàng từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN, góp phần kiểm soát được lạm phát, tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng thương mại hoạt động theo hướng tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Kể từ 1996 trở đi, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, hệ thống Ngân hàng thương mại đã từng bước ổn định và hoạt động có hiệu quả. Nếu chúng ta coi hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì rõ ràng những thành tích đạt được trong lĩnh vực này cần được khẳng định, biểu hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu thuộc tài sản có và tài sản nợ.

Với số vốn tự có và vốn huy động của hệ thống Ngân hàng thương mại đã tăng so với trước, biểu hiện năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại từng bước được tăng cường và là cơ sở quan trọng cho hoạt động cho vay và đầu tư.

Nguồn vốn tăng lên mặc dù chưa phản ánh đầy đủ năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại và hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đồng Việt Nam, tỷ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ cũng chiếm vị trí cực kỳ quan trọng (xem phụ lục 6).

Nhìn tổng thể, từng nguồn vốn đều tăng lên năm sau so với năm trước, nhưng tỷ trọng tiền đồng Việt Nam biểu hiện tăng liên tục, trong khi đó nguồn vốn bằng ngoại tệ tăng giảm không đều: Năm 1996 giảm so với 1995 là 5,6% nhưng đến năm 1997 lại tăng so với 1996 đến 31,8%, nhưng lại giảm 3,1% so với năm 1997. Ở đây tồn tại nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không đề cập đến những tác động khác nhau trên thị trường tài chính quốc tế, khu vực và năng lực quản lý của chính hệ thống Ngân hàng.

Trong hệ thống Ngân hàng thương mại, bao gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài thì mỗi hệ thống, tốc độ tăng về nguồn vốn là không giống nhau. Phần lớn các Ngân hàng thương mại liên doanh và Ngân hàng thương mại nước ngoài, tốc độ tăng nguồn vốn là đáng kể nhưng các Ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần thì tốc độ tăng giảm vốn không liên tục diễn ra ở các năm (xem phụ lục 8).

Nhìn vào bảng phụ lục cho ta nhận xét là, tính chung từng nguồn vốn, năm sau đều tăng so với năm trước nhưng căn cứ vào tính chất sở hữu của từng

loại Ngân hàng thì tốc độ tăng, giảm không đều. Các năm 1996 và 1997 nói chung các loại hình Ngân hàng, đối với các hình thức sở hữu tốc độ nguồn vốn đều tăng, nhưng đến năm 1998, các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài, phản ảnh bằng tốc độ âm (–). Điều đó không thể không đặt nó trong mối liên quan về tình hình hoạt động của mỗi loại hình Ngân hàng và không thể không đề cập đến diễn biến tình hình tài chính và tiền tệ khu vực.

Các loại hình tiền gởi nhằm hình thành nguồn vốn nói trên bao gồm các loại tiền gởi khác nhau, bao gồm tiền gởi của các tổ chức kinh tế, của dân cư, của các tổ chức nước ngoài và cả tiền gởi ký quỹ bảo đảm thanh toán cũng diễn ra sự tăng giảm khác nhau đối với từng hình thức (xem phụ lục 9).

Nhìn vào phụ lục 9 cho ra nhận xét rằng, nói chung tiền gửi đều tăng năm sau so với năm trước, nhưng từng hình thức sở hữu, mức tăng giảm cũng không đều nhau. Đối với tiền gởi thanh toán của các tổ chức kinh tế thì giảm vào năm 1996, so với 1995 đến 15,44% nhưng lại tăng lớn vào năm 1997 rồi lại giảm xuống vào năm 1998, trong khi đó tiền gởi của dân cư đều tăng liên tục, đặc biệt với tốc độ cao vào 1996 và 1998. Tiền gởi của các tổ chức nước ngoài tăng lớn vào năm 1997 nhưng rồi lại giảm đáng kể vào năm 1998.

Tình hình đó có thể được giải thích bằng sự biến động về hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế thuộc các hình thái sở hữu. Năm 1998 hậu quả của biến động và suy thoái kinh tế, bắt đầu vào giữa năm 1997 gây ra những biến động trong hoạt động sản xuất - kinh doanh chung của cả các tổ chức kinh tế trong nước lẫn các tổ chức kinh tế nước ngoài, trong khi đó, tiền gởi của dân cư nói chung liên tục tăng lớn nhất vào 1996 và 1998 và tăng ít nhất vào năm 1997.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 80 - 82)