Hiệu quả quản trị cần phải được đặt trong môi trường quốc tế hóa hoạt động Ngân hàng, thích ứng với quá trình hòa nhập vào

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 122 - 123)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜN GỞ VIỆT NAM

3.1.1. Hiệu quả quản trị cần phải được đặt trong môi trường quốc tế hóa hoạt động Ngân hàng, thích ứng với quá trình hòa nhập vào

hóa hoạt động Ngân hàng, thích ứng với quá trình hòa nhập vào hoạt động Ngân hàng quốc tế và khu vực.

Nghiệp vụ Ngân hàng là một ngành công nghiệp dịch vụ mang tính nhân văntính quốc tế rất cao. Cũng giống như những ngành dịch vụ công cộng khác, các NHTM phải quan tâm đến công chúng ở một mức độ nào đó và khả năng phục vụ công chúng phải sẵn sàng ở mọi lúc. NHTM không ở vào vị thế như các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Ở các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa người ta có thể đình chỉ các khả năng phục vụ hay giảm bớt lực lượng lao động một cách rõ ràng, nhưng ngược lại, đối với NHTM người ta không thể làm được như vậy, và do đó, các chi phí Ngân hàng không có liên quan mật thiết với khối lượng công việc được tiến hành. Thêm vào đó, các NHTM cần thiết phải cải tiến cơ cấu tổ chức, mở rộng các dịch vụ và tự động hóa nhiều hoạt động, trong một cố gắng nhằm làm giảm bớt chi phí dịch vụ.

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, mở rộng các dịch vụ và tự động hóa nhiều hoạt động không phải chỉ giới hạn trong một quốc gia mà bao giờ cũng mang tính quốc tế sâu sắc, bởi lẽ hoạt động NHTM không chỉ là ban hành và vận hành các cơ chế, chính sách mà còn phải sử dụng các công cụ nghiệp vụ theo trình độ và thông lệ quốc tế, nghĩa là, những công cụ mà NHTM sử dụng không chỉ thích ứng với việc sử dụng chúng ở trong nước mà đôi lúc, phải vươn lên phù hợp với tập quán quốc tế.

Chính vì lẽ đó, hiệu quả hoạt động Ngân hàng chính là sự thích ứng với việc đổi mới và hoàn thiện từng bước các công cụ và chính sách nhằm đạt được mục tiêu của từng NHTM riêng lẻ. Và điều đó, sẽ không thể nào có được và được đánh giá chính xác trong môi trường mà hoạt động Ngân hàng chưa được quốc tế hóa.

"Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ khoa học và công nghệ, thời đại phát triển nhanh chóng lạ lùng của hệ thống sản xuất và nền kinh tế theo chiều hướng xã hội hóa và toàn cầu hóa, thời đại của sự ra đời những nước công nghiệp mới mà chỉ vài ba thập kỷ đã tương đương với hàng thế kỷ trướùc đây" [3,18]. Sống trong một thời đại như thế, phù hợp với xu hướng phân công lao động và hợp tác quốc tế diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu rộng chưa từng thấy, trong đó hoạt động Ngân hàng bao giờ cũng đóng vai trò là người mở đầu và làm dễ dàng quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế đó, thì tính quốc tế trong hoạt động Ngân hàng không thể không xem xét đến. Thực tế đã chỉ ra rằng, khi mà ngoại thương được mở rộng thì yếu tố quan trọng để làm dễ dàng và trôi chảy các hoạt động thương mại đó phải bắt đầu từø sự liên kết các hoạt động Ngân hàng giữa các nước đối tác với nhau, trong việc xử lý các quan hệ thanh toán, trong việc mua bán và trao đổi ngoại tệ... nhằm thỏa mãn các giao dịch trên thương trường, trong các hoạt động bảo lãnh đối với các bên tham gia, trong việc tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, và để từ đó, góp phần tạo ra hiệu quả và xác định hiệu quả quản trị NHTM.

Người ta có lý để nói rằng, trong thời đại ngày nay, khi mà sự hội nhập diễn ra sâu sắc, khi mà các phương tiện giao thông liên lạc được mở rộng không biên giới, thì quả đất của chúng ta hình như có xu hướng "thu hẹp lại". Nhận xét đó là hoàn toàn đúng. Những giao dịch trước đây phải mất thời gian hàng tuần, thậm chí hàng tháng, thì ngày nay, chỉ mất có vài giây đồng hồ bằng những hệ thống thông tin nối mạng cực kỳ hiện đại.

Với những gì đã nói ở trên, quan điểm cơ bản định hướng cho những giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tại NHTM trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đòi hỏi phải quốc tế hóa hoạt động Ngân hàng, thích ứng với quá trình hòa nhập của hoạt động Ngân hàng quốc tế và khu vực, coi đó như là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 122 - 123)