Tạo ra mức thu nhập hợp lý, có khả năng gắn chặt giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thực chất là một chính sách lớn mang tầm vóc

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 141 - 143)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜN GỞ VIỆT NAM

3.2.8.1. Tạo ra mức thu nhập hợp lý, có khả năng gắn chặt giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thực chất là một chính sách lớn mang tầm vóc

nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thực chất là một chính sách lớn mang tầm vóc quốc gia mà bất cứ nền kinh tế nào đều coi đó là mục tiêu của chính sách kinh tế rộng lớn. Việc không xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ nếu diễn ra trong một NHTM cụ thể sẽ có nguy cơ là không có khả năng thu nhận và sử dụng người có năng lực cho chính NHTM đó, và cũng là yếu tố làm mất đi yếu tố kích thích về lợi ích cá nhân. Angel đã từng cho rằng: "Tất cả mọi quan hệ, suy cho cùng, đều được phản ánh bằng quan hệ lợi ích". Điều khẳng định đó đòi hỏi chúng ta không thể coi thường hoặc xem nhẹ trong việc xử lý mối quan hệ này. Khi mà người lao động không có mức thu nhập hợp lý, phù hợp với nghề nghiệp và công việc mà họ đang đảm nhiệm thì rất khó đòi hỏi họ có thể toàn tâm, toàn ý lo toan đến công việc. Quá khứ gần đây đã cho ta những bài học bổ ích, khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế tập trung, mà ở đó, người ta thường nhấn mạnh đến yếu tố tinh thần, động viên tinh thần mà không có điều kiện hoặc xem nhẹ đến yếu tố kích thích vật chất, đã dẫn người lao động không mấy gắn bó với công việc. Tình hình đó, đã được

một tờ báo có tiếng của Pháp (tờ Le Figaro), năm 1981, đưa ra một nhận xét hết sức mỉa mai nhưng mà lại có thật trong bối cảnh lúc đó: Việt Nam đang giả vờ trả lương cho những người giả vờ làm việc. Việc trả lương, không trả lương thật đúng với những gì mà họ cống hiến, dĩ nhiên dẫn đến hệ quả là họ cũng không làm việc thật. Cả hai sự giả vờ này hẳn cuối cùng, quyền lợi của người lao động, chẳng những không được đảm bảo mà quyền lợi của tổ chức kinh tế cũng khó được duy trì.

Như đã đề cập ở trên, trong hệ thống NHTM, nghề Ngân hàng là một nghề nghiệp đặc biệt không giống với nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế khác. Hoạt động Ngân hàng luôn sử dụng và tiếp xúc với tiền bạc - một sản phẩm tài chính công cộng và bản thân NHTM cũng là một định chế tài chính công cộng, phục vụ khách hàng với nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau, đòi hỏi các hành vi xử sự cùng với các thao tác nghiệp vụ, và với thái độ phục vụ rất cao nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng, với mục đích là tăng đến mức tối đa lợi nhuận. Bằng lợi nhuận thu được rõ ràng NHTM đó phải được hưởng một phần xứng đáng từ lợi nhuận mà họ tạo ra, và khi kinh doanh thua lỗ, họ buộc phải chấp nhận mức thu nhập thấp. Trả lương theo kết quả kinh doanh là nền tảng quan trọng cho chính sách thu nhập đó.

Thực tế, các NHTM trên thế giới, thu nhập của nhân viên Ngân hàng bao giờ cũng cao hơn mức lương trung bình của nền kinh kế không phải là việc làm không có cơ sở. Lấy ví dụ về mức lương trung bình của NHTM tại Cộng hòa Liên bang Đức là 4300 DEM thì mức lương trung bình của cả nền kinh tế là 3700 DEM [1,53], có lẽ xuất phát từ đặc điểm của nghề Ngân hàng như đã nói trên.

Những kinh nghiệm của các nước về chính sách thu nhập trong NHTM có lẽ cho ta rút ra một điều gì đó, mặc dù với thể chế chính trị không giống nhau, nhưng lợi ích vật chất vốn là vấn đề muôn thuở, đòi hỏi phải được quan tâm và xử lý đúng đắn, tạo động lực và động cơ chính đáng cho người lao động trong hệ thống NHTM, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị NHTM.

Khi đã xử lý đúng đắn về mức thu nhập, những nhà quản trị các NHTM có quyền đòi hỏi cán bộ và nhân viên dưới quyền thực thi công việc một cách đúng với kỹ cương và quy trình làm việc. Và từ đó, cần phải xử lý một loại vấn đề quan trọng thứ hai là xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 141 - 143)