- Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng.
ĐÒI HỎI PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
2.1.3.2. Về quản lý tiền tệ và thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong giai đoạn 1981 - 1985 tình hình lưu thông tiền tệ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn ngày càng lớn so với thời kỳ 5 năm trước. Có thể nói được rằng, tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ trong những năm này luôn căng thẳng và rối ren. Không chỉ là Ngân hàng mà cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã dành nhiều thời gian cho công việc này, nhưng những giải pháp đưa ra chưa thực sự có hiệu quả.
Tổng số thu tiền mặt vào Ngân hàng tăng với tốc độ cao nhưng cũng chỉ đảm bảo được khoảng 82% số chi hàng năm. Bội chi tiền mặt hàng năm tăng lên nhanh chóng, năm sau gấp đôi năm trước. Năm 1983 đã phấn đấu giảm bội chi được 7,2% so với năm 1982, nhưng năm 1985 mức bội chi lại tăng gấp 4,4 lần năm 1984 và gấp 10,2 lần năm 1983. Vòng quay tiền mặt qua quỹ Ngân hàng có tăng so với 1980 nhưng bình quân chỉ đạt 3,4 vòng.
Bội chi ngân sách năm 1981 so với 1980 tăng gấp 34,3 lần. Trong 3 năm 1982-1984, mức bội chi tăng bình quân 9,2%. Đến năm 1985, mức bội chi lại gấp 22,8 lần năm 1984. Tất cả số bội chi đều được bù đắp bằng vốn phát hành.
Khối lượng tiền cung ứng đã tăng lên nhanh chóng. Đến cuối năm 1985 so với 1980 gấp 35 lần. Trong đó tiền mặt lưu hành gấp 20 lần.
Lạm phát trầm trọng, thực trạng của lưu thông tiền tệ trong thời kỳ này phản ảnh tình hình mất cân đối gay gắt của nền kinh tế.
2.1.4.Hoạt động Ngân hàng từ 1986 đến 10/1998 những kết quả bước đầu của quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng.
Sau khi đất nước được thống nhất được 10 năm, trong bối cảnh các chính sách và cơ chế quản lý theo phương thức XHCN được áp dụng thống nhất cho cả nước, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lại bộc lộ đầy đủ những khuyết tật của nó trong xây dựng hòa bình, không tạo được động lực phát triển kinh tế, làm suy yếu kinh tế quốc doanh, hạn chế việc phát huy tiềm năng và tính sáng tạo của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kìm hãm sản xuất; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế giảm sút gây nên nhiều rối loạn trong phân phối lưu thông. Nhiều năm, với cơ chế quản lý tập trung, nền kinh tế, nhìn chung, hoạt động không có thị trường theo đúng nghĩa
của nó, hay nói cách khác là không có hành vi mua bán theo nguyên tắc thị trường, không có kinh doanh, không đặt ra được thua, lời lỗ theo đúng nghĩa của nó.
Có thể nói được rằng, hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ khi thành lập đến thời kỳ này vẫn là hệ thống Ngân hàng một cấp.
Như mọi người đều biết, tính từ NHTM được coi là NHTM đầu tiên trên thế giới - Ngân hàng Barcelona - Tây Ban Nha ra đời đến nay vừa tròn 600 năm và từ đó trở đi, đặc biệt vào đầu thế kỷ 19, NHTM phát triển vô cùng phong phú và đa dạng, và từ sự phát triển đa dạng về hình thức và lớn về số lượng đó, Ngân hàng phát hành ra đời. Khác với sự phát triển tuần tự đó, ở nước ta từ khi hình thành đến thời điểm này chỉ tồn tại một Ngân hàng duy nhất. Một Ngân hàng duy nhất, không tồn tại bất kỳ một loại hình Ngân hàng nào, dù đó là Ngân hàng cổ phần.
Sự độc nhất và duy nhất đó dĩ nhiên là dẫn đến độc quyền: Độc quyền trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Hiện tượng độc quyền dẫn đến thói cửa quyền và từ đó xuất hiện không biết bao nhiêu là tiêu cực và là miếng đất tốt cho nạn hối lộ phát sinh, khi mà quan hệ cung và cầu không phù hợp.
Cũng cần phải kể thêm rằng, với một hệ thống Ngân hàng độc nhất và duy nhất bao trùm cả nước mà việc hình thành và tồn tại của nó không xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, trong môi trường cạnh tranh, và đứng ở vị thế cạnh tranh mà lại hình thành theo phạm vi hành chính và lãnh thổ, đưa người ta, đặc biệt là những người quản lý hành chính lãnh thổ, coi đó như là Ngân hàng của riêng địa phương mình, giống như bất kỳ một tổ chức kinh tế nào của địa phương, phục tùng sự quản lý và chỉ đạo của chính quyền địa phương và bị ngộ nhận là Ngân hàng của huyện, Ngân hàng của tỉnh. Việc cắt xén hoạt động Ngân hàng theo phạm vi lãnh thổ gây không ít khó khăn trong hoạt động tiền tệ và tín dụng và đó là một nguyên nhân góp phần làm rối loạn hoạt động của sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
Có thể rút ra, về phương diện quản trị, hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước đây được biểu hiện bởi hàng loạt đặc trưng và những đặc trưng đó chi phối đến hoạt động Ngân hàng.
• Đó là một Ngân hàng vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, mà đã là vừa quản lý, vừa kinh doanh thì có khác gì, như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh nhận xét, là trên một sân bóng mà trọng tài vừa là cầu thủ, tức là vừa đá bóng và vừa thổi còi, do vậy không thể nào lại vừa làm tốt chức năng quản lý và vừa làm tốt chức năng kinh doanh, hay nói cách khác là quản lý không ra quản lý, kinh doanh không ra kinh doanh.
• Trong hoạt động kinh doanh mà là kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là thuộc lĩnh vực tín dụng thì yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đó là giá cả của tín dụng - tức lãi suất - một loại giá của một loại hàng hóa đặc biệt, nhưng vai trò của nó được nhìn nhận hết sức mờ nhạt. Nếu chúng ta quan niệm lãi suất là một loại giá, giống như mọi loại giá cả khác của hàng hóa thì dĩ nhiên người ta ta cũng dễ dàng nhận thấy sự phi lý của việc áp dụng cơ chế lãi suất cứng do nhà nước quy định từng loại cụ thể và cố định nó trong một thời gian dài, đặc biệt việc cố định đó lại được diễn ra trong điều kiện của lạm phát, trong đó giá cả của các loại hàng hóa khác gần như thay đổi từng ngày, thì giá cả của loại hàng hóa đặc biệt này gần như là bất biến, không có bất kỳ mối liên hệ nào với giá cả của các loại hàng hóa khác. Ta có thể nhận thấy điều đó qua số liệu sau đây :
Bảng 2.1 : Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát
Đơn vị : % năm
Năm Lãi suất tiết kiệm Lãi suất CV trong KH Lãi suất CV ngoài KH Tốc độ lạm phát
Giá trị còn lại của 1000đ sau 1 năm (VND) 1983 14-20 5.2 6.7 4.9 716 1984 24-36 5.2 6.7 64.9 649 1985 24-36 5.7 6.7 91.6 558 1986 96 16.6 18.0 487.2 201 1987 96 23.2 34.8 316.7 318 1988 96 32.5 40.0 310.9 325
Nguồn : Niên giám thống kê. Tạp chí Côäng sản 9/1989 [37]
Biểu số liệu trên cho thấy khoảng cách giữa tốc độ lạm phát và lãi suất ngày càng mở rộng và đồng tiền bị mất giá nhanh chóng. Điều này gây thiệt hại
lớn cho những người gởi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng. Nền kinh tế tiếp tục bị bội chi tiền mặt nghiêm trọng, gắn liền bội chi ngân sách và lạm phát, lòng tin của dân chúng đối với đồng tiền đang lưu thông bị giảm sút nghiêm trọng.
• Việc sử dụng công cụ tín dụng chủ yếu phục vụ cho kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, như đã đề cập ở trên, chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động và cả trong vốn cố định của các đơn vị kinh tế là hết sức phổ biến. Thực tế này không chỉ được ghi nhận trong đời sống kinh tế mà được phản ánh ngay trong đời sống văn học. Trong một bài hát nổi tiếng một thời "Em đi làm tín dụng, em mang tiền chính phủ, cho dân làng vay đủ". Một định chế tài chính mà lại đi "mang tiền chính phủ để cho dân vay đủ" liệu có còn coi đó là một định chế tài chính trung gian đúng nghĩa như cách hiểu của chúng ta ngày nay hay không? Việc sử dụng tín dụng để cấp phát cho kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể diễn ra trong nhiều đơn vị kinh tế mà việc thành lập những đơn vị kinh tế này không đòi hỏi phải có vốn tự có và coi như tự có mà hoàn toàn dựa vào vốn vay. Như vậy việc thành lập một đơn vị kinh tế khá dễ dàng, chỉ cần có quyết định thành lập, còn những gì còn lại là dựa hẳn vào Ngân hàng. Thực tế đó đã giải thích phần nào việc cho vay không thu hồi được, làm xói mòn nguồn vốn và biến tín dụng như là một dạng bao cấp, làm nghiêm trọng thêm sự mất cân bằng của các cân đối lớn trong nền kinh tế.
• Trong quản trị, vì theo xu hướng bao cấp nên không quan tâm đến việc quản trị tài sản có và quản trị tài sản nợ, hay nói cách khác là không cần quan tâm đến quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tồn tại ở nhiều Ngân hàng, hoạt động tín dụng tách rời với hoạt động huy động vốn. Vốn huy động được chuyển về Ngân hàng trung ương và cho vay, dựa vào hạn mức tín dụng mà trung ương xét duyệt và từ đó, trong các quyết định tín dụng không cần biết có bao nhiêu vốn để cho vay, từ đó tạo ra không biết bao nhiêu là hậu quả xấu khó lường, không chỉ tác động đến chính ngay hoạt động tín dụng mà ảnh hưởng rất xấu đến việc tổ chức và điều hòa lưu thông tiền tệ.
Đứng trước tình hình đó, xuất hiện một đòi hỏi bức bách phải đổi mới hoạt động Ngân hàng. Việc đổi mới ấy bắt đầu từ năm 1986, xuất phát từ Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI chính thức thừøa nhận tính chất hàng hóa của nền
kinh tế như là một trong hai đặc trưng cơ bản của nền kinh tế những năm quá độ ở nước ta.
Tháng 6-1988, theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại với việc bước đầu tách chức năng quản lý của nhà nước với chức năng kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, cụ thể là chức năng kinh doanh được giao cho Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng công thương. Ngân hàng ngoại thương và Ngân hàng đầu tư hoạt động có tính chất độc lập, tự chịu trách nhiệm về lời lỗ.
So với hệ thống Ngân hàng một cấp, việc chuyển hệ thống Ngân hàng hai cấp theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 bước đầu đã chuyển từ quản lý Ngân hàng theo cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Cụ thể là :
• Thiết lập một hệ thống Ngân hàng theo mô hình hai cấp, tách chức năng kinh doanh của các Ngân hàng thương mại với chức năng quản lý của Ngân hàng nhà nước.
• Xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, các công cụ quản lý phục vụ cho hoạt động quản lý trong kinh doanh.
• Xúc tiến mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao năng lực huy động vốn, gắn hoạt động Ngân hàng vào thị trường thế giới, hòa nhập với hoạt động Ngân hàng thế giới và các định chế tài chính tiền tệ quốc tế.
• Từng bước đổi mới công nghệ Ngân hàng cả về mặt kỹ thuật, cả về kiến thức cán bộ, nhân viên vận hành hệ thống Ngân hàng phù hợp với yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng thương mại và quản lý của Ngân hàng nhà nước.
Thực tế đã chứng minh rằng, việc chuyển hệ thống Ngân hàng một cấp trở thành hệ thống Ngân hàng hai cấp : Ngân hàng nhà nước mà chức năng cơ bản của nó là quản lý và Ngân hàng trung gian với chức năng cơ bản của nó là kinh doanh cần được thừa nhận như là một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động Ngân hàng và từ đây trở đi, chúng ta mới bước đầu nhìn thấy rõ dần một hệ thống Ngân hàng thương mại, từng bước phát triển và hoàn thiện các chức năng của nó.
Sau một thời gian thực hiện, Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng, chúng ta đã rút được nhiều kinh nghiệm bổ ích và
tháng 5/1990 Nhà nước đã công bố 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Có thể coi đây là một mốc quan trọng thứ hai của sự nghiệp đổi mới hoạt động Ngân hàng, là một văn bản luật đầu tiên trong lịch sử hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam, xác lập và tạo ra những định hướng quan trọng chỉ đạo và chi phối hoạt động Ngân hàng từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ thời điểm triển khai Nghị định 53/HĐBT và hai pháp lệnh Ngân hàng "cho đến năm 1992, cấp chính phủ đã ban hành 65 văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh, quản lý thuộc hệ thống Ngân hàng" [65,7] và cũng từ thời điểm này, tổ chức Ngân hàng theo mô hình 2 cấp được hình thành về đại thể. Đến năm 1995 trở đi, về cơ bản, chúng ta đã tách hoạt động kinh doanh ra khỏi Ngân hàng nhà nước và tồn tại trong thực tế một hệ thống Ngân hàng thương mại, với 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm trên 3.000 chi nhánh từ cấp 4, chiếm gần 70% thị phần, được phân bổ ở hầu khắp các địa bàn trên cả nước, đang giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động Ngân hàng, 52 Ngân hàng cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 25 chi nhánh và 78 văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh 82 HTXTD được tổ chức theo mô hình mới có 948 QTDND được tổ chức trên 61 tỉnh thành phố, 4 công ty tài chính, các Ngân hàng chính sách. Tất cả đã tạo thành một mạng lưới Ngân hàng phong phú và đa dạng, đang hoàn thiện từng bước.
Ngoài ra, cần phải kể đến số lượng lớn văn phòng đại diện của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã và đang góp phần quan trọng trong việc làm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam với bên ngoài.
Việc thực thi các pháp lệnh Ngân hàng đã mang lại những kết quả tích cực liên quan đến việc chỉnh sửa những chế độ, chính sách đã và đang bộc lộ những nhược điểm, xây dựng và đưa vào vận hành trong thực tế, chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện cụ thể, điều chỉnh một bước mô hình tổ chức và cán bộ thích ứng và hoạt động Ngân hàng trong cơ chế thị trường: