Giải pháp 6 Hình thành một mô hình tổ chức Ngân hàng thương mại phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 134 - 136)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜN GỞ VIỆT NAM

3.2.6. Giải pháp 6 Hình thành một mô hình tổ chức Ngân hàng thương mại phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

thương mại phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Những nội dung quản trị NHTM là hết sức phong phú, đa dạng và phức hợp, có ý nghĩa về nhiều mặt, tạo điều kiện cho sự hoạt động của NHTM được diễn ra trong điều kiện ổn định, an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả quản trị sẽ rất hạn chế nếu các nội dung quản trị được thực thi dưới một mô hình tổ chức không phù hợp, hoặc là chồng chéo, trùng lắp, hoặc là không có khả năng quy rõ trách nhiệm của từng người trong guồng máy hoạt động đó.

Sở dĩ đặt vấn đề như vậy là xuất phát từ nhận thức, mọi hoạt động quản trị phải bắt đầu từ quản trị về tổ chức, tức là quản trị con người. Koonts và O'Donnel trong giáo trình "Những vấn đề cốt yếu của quản trị" đã đưa ra định nghĩa: "Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản trị, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì, một môi trường mà trong đó, các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục đích đã định" [23,10]. Qua cách định nghĩa đó, có thể hiểu được là

"quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu chung" [23,17].

Từ cách đặt vấn đề đó, cho ta thấy vai trò của một tổ chức ảnh hưởng và tác động to lớn biết dường nào đến hiệu quả của quản trị. Đặc biệt, tổ chức một NHTM có những nét đặc thù vốn có của nó, trong đó các mặt nghiệp vụ có liên quan đến nhau một cách hết sức chặt chẽ, tưởng chừng một bộ phận nào đó không trôi chảy, lập tức dẫn đến sự ách tắc trong toàn hệ thống đó.

Hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác trong toàn bộ các hoạt động của họ, tín dụng luôn là một nội dung kinh doanh chủ yếu của các NHTM và cũng là nội dung kinh doanh chủ yếu của các nhân viên của toàn hệ thống. Sự thừa nhận tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và hiệu quả mà nó mang lại, đòi hỏi phải hết sức quan tâm sắp xếp, bố trí một đội ngũ cán bộ thích hợp với công việc, nhằm có khả năng thích ứng với đòi hỏi thực tế trong từng vùng lãnh thổ, trong từng thời kỳ cụ thể.

Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, hoạt động của NHTM chính là thực hiện các hoạt động đầu tư, các nghiệp vụ tài chính đối nội và đối ngoại mà ở mỗi hoạt động như thế, có những yêu cầu khác nhau về tổ chức và nhân sự. Ngoài ra cũng phải kể đến từng loại NHTM cụ thể : NHTM có tổ chức chi nhánh và NHTM không có chi nhánh.v.v... Những đặc thù đó, quyết định hình thức tổ chức NHTM.

Để nâng cao hiệu quả quản trị NHTM trong việc thực hiện các chiến lược và đạt được các mục tiêu, công việc phải được tiến hành một cách trôi chảy và nhất thiết phải do một người lãnh đạo và điều hành. Hành vi và cách xử sự cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị của NHTM, điều đó không tùy thuộc vào vị thế từng người trong tổ chức và dĩ nhiên là không có ngoại lệ được miễn trừ, nhưng vai trò của người lãnh đạo và điều hành có ý nghĩa gần như là quyết định.

Trên nền tảng nhận thức đó, tổ chức NHTM cần theo phương pháp để có thể điều hành trực tiếp, gắn từng người với tập thể và tập thể với từng người, trong việc phân chia phòng, ban và các chức năng của các phòng, ban đó.

Mô hình 3.2 : Mô hình tổ chức một NHTM không có chi nhánh

Phó TGĐ

tín dụng kiểm trưởng Phó TGĐ Phó TGĐ tiếp thị ngân quỹ Phó TGĐ ủy thác Phó TGĐ đầu tư Thanh tra Tổng Giám đốc HĐQT •Tín dụng công nghiệp •Tín dụng thương mại •Tín dụng tiêu dùng •Tín dụng vốn cố định •Nghiên cứu thị trường •Quảng cáo •Kinh doanh •Phát triển nghiệp vụ •Kho quỹ •Phân tích và hạch toán chi tiêu •Bảo quản an toàn vật có giá •Bảo quản hồ sơ chứng từ, sổ sách •Hoạt động kiểm ngân

Các ủy ban đối nội: - Tín dụng - Quản trị Các ủy ban của HĐQT: - Kiểm tra

- Hành chính

Chú thích : TGĐ (Tổng Giám đốc)

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 134 - 136)