Cần xếp loại các Ngân hàng thương mại theo những tiêu chí có tính quốc tế.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 149 - 150)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜN GỞ VIỆT NAM

3.3.1.8. Cần xếp loại các Ngân hàng thương mại theo những tiêu chí có tính quốc tế.

có tính quốc tế.

Như đã đề cập, Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian giữa khách hàng với Ngân hàng và do vậy uy tín của từng Ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến kết quả kinh doanh. Uy tín chính là một tài sản vô hình cực kỳ quan trọng của mỗi Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khách hàng không dễ dàng gì nhận biết một cách đầy đủ uy tín thực tế của một Ngân hàng thương mại để từ đó người ta đặt niềm tin vào và do vậy, những rủi ro mà khách hàng phải nhận lấy là rất khó có thể tránh.

Hơn ai hết, trong quản lý hệ thống ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần thiết theo dõi để sắp xếp, đánh giá và xếp loại Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế (5A, 5B và ...).

Trên cơ sở đánh giá và xếp loại các Ngân hàng thương mại định kỳ và có thể là bất thường, có ý nghĩa về nhiều mặt, đặt niềm tin có cơ sở của khách hàng

vào những Ngân hàng được xếp loại tốt và giúp các Ngân hàng còn yếu kém, để có thể tồn tại và phát triển, cần phải phấn đấu tự hoàn thiện, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng, diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thực tế, các Ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam đã và đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh, và cũng trong thực tế, sức mạnh của cạnh tranh đã và đang tạo ra việc thay đổi phương pháp công nghệ và những vấn đề liên quan đến luật pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng một cách thuận tiện, hữu hiệu các dịch vụ tài chính cho khách hàng vốn là suy nghĩ của nhiều người. Edward W.Reed trong “Commercial banking” đã nói rất đúng rằng: “Người dân không bao giờ quay trở lại với cách quảng cáo quen thuộc lâu nay của các Ngân hàng và từng được nhấn mạnh: Ngân hàng là bạn của khách hàng. Ngày nay, với việc sử dụng máy vi tính ngày càng rộng rãi và với máy vi tính đó, hiện ra những con số và những con số đó luôn buộc họ phải suy nghĩ và kiểm nghiệm về các định chế tài chính. Sự gắn bó và sự trung thành của cá nhân ngày hôm nay ít hơn ngày hôm qua, khi mà các giao dịch và các dịch vụ tài chính tăng lên không ngừng” [48,23].

Quan điểm của Edward phù hợp với hệ thống ngân hàng của các nước công nghiệp phát triển, nhưng không có nghĩa là không có ý nghĩa gì đối với hệ thống ngân hàng nước ta, ít ra là dự báo cho sự xuất hiện đó, mà ngay từ bây giờ, buộc phải tính đến.

Và chính điều đó cũng đặt ra yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước từ nay về sau.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 149 - 150)