Xóa bỏ trần lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại áp dụng đối với nền kinh tế như hiện nay, từng bước tiến tới tự do hóa lãi suất,

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 146 - 148)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜN GỞ VIỆT NAM

3.3.1.4. Xóa bỏ trần lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại áp dụng đối với nền kinh tế như hiện nay, từng bước tiến tới tự do hóa lãi suất,

dụng đối với nền kinh tế như hiện nay, từng bước tiến tới tự do hóa lãi suất, nghĩa là lãi suất phải do thị trường quyết định, tùy thuộc vào quan hệ cung - cầu

của quỹ cho vay, giống như mọi loại giá cả của hàng hóa thông thường trên thị trường hàng hóa. Chính là từ việc tự do hóa lãi suất tạo ra tiền đề quan trọng nhằm thực thi và hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ, tạo môi trường kinh tế lành mạnh cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Nếu hướng này thực thi có hiệu quả thì đến lúc đó lãi suất cơ bản không còn lý do để tồn tại.

Sở dĩ đặt vấn đề như trên, xuất phát từ việc coi yếu tố cơ bản nhất trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện thị trường tiền tệ chính là lãi suất - một loại giá cả trong hệ thống giá cả của nền kinh tế về một loại hàng hóa đặc biệt.

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất không đóng vai trò hạn hẹp như trong điều kiện của nền kinh tế tập trung, ở đó, vai trò của lãi suất được nhìn nhận một cách hết sức mờ nhạt và lệ thuộc, nhiều khi được hiểu như là sự phân chia kết quả cuối cùng của sản xuất giữa những người sản xuất và kinh doanh tiền tệ.

Khác với nền kinh tế tập trung, nền kinh tế thị trường luôn luôn và bao giờ cũng sôi động, chứa đựng những yếu tố may mắn và rủi ro, với những hành vi (và kể cả thủ đoạn) trong kinh doanh, luôn xuất hiện những yếu tố bất ngờ có khi không thể dự đoán trước. Trong điều kiện như vậy, với tư cách là một loại giá của một loại hàng hóa đặc biệt, ngoài những nét đặc thù, loại giá cả này, có những quy luật hoạt động chung và có những đặc trưng chung như giá cả của các loại hàng hóa khác, trong đó không thể không đề cập sức cung và sức cầu, về giá cả thời vụ và khu vực. Đặc biệt quan trọng hơn cả, khác với nền kinh tế tập trung, việc quản lý nền kinh tế chủ yếu là điều hành bằng các công cụ gián tiếp, trong đó lãi suất được thừa nhận có vai trò hết sức quan trọng. Từ những gì đã đề cập ở trên, tôi cho rằng, lãi suất dứt khoát phải phản ánh được quan hệ cung cầu diễn ra trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong một sân chơi bình đẳng.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 146 - 148)