Sử dụng báo cáo.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)

Có nhiều cách thức để kiểm soát các NHTM, các Ngân hàng luôn sử dụng một lượng thông tin lớn và có hiệu quả nhờ các máy vi tính. Mọi báo cáo liên quan đến các nghiệp vụ Ngân hàng như tín dụng, kế toán, ngân quỹ và các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.v.v… đều được các viên chức thừa hành báo cáo đầy đủ cho các cấp lãnh đạo từng ngày và các Ngân hàng sử dụng báo cáo như một phương tiện kiểm soát. Hội đồng quản trị nhận được nhiều báo cáo cho kỳ họp thường lệ hàng tháng, đủ đặt họ vào tình thế để xét đoán mức tiến bộ của Ngân hàng.

- Kiểm toán.

Việc kiểm toán liên quan tới việc duyệt xét lại các hoạt động và để quyết định xem các hoạt động đã được ghi nhận có phù hợp với các nguyên tắc kế toán và các luật lệ của Ngân hàng hay không. Phần lớn công việc của Phòng kiểm toán là nhằm tạo ra một môi trường, trong đó tính không trung thực và việc sử dụng sai nguồn vốn, dứt khoát không thể chấp nhận. Mục tiêu là khoá cửa trước hơn là sau khi đã bị mất.

Nhiều Ngân hàng có Phòng kiểm toán, và được chia làm 4 loại: xác minh các tích sản và tiêu sản, chứng minh các nguồn lợi tức và chi tiêu, trách nhiệm tiến hành các hoạt động nội bộ phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra và đề nghị các cải tiến về thủ tục để đạt được hiệu quả và an toàn. Mặc dù kiểm toán Ngân hàng có thể giống như một cuộc thanh tra Ngân hàng về các mục tiêu và phạm vi, nhưng một cuộc kiểm toán cần thiết phải có tác dụng nhiều hơn một cuộc thanh tra. Nó quyết định sự chính xác của các con số, nói lên số tích sản, tiêu sản và lợi tức lẫn chi tiêu của Ngân hàng.

Một cách kiểm tra hữu hiệu từ bên ngoài là cuộc thanh tra Ngân hàng. Các lãnh đạo của cơ quan quản lý thường thanh tra Ngân hàng mỗi năm một lần và thanh tra thường xuyên các Ngân hàng nào đang khó khăn về tài chính.

Thanh tra ngân hàng là công việc hết sức quan trọng. Các giới chức điều hành và giám sát trong quá trình kiểm tra các ngân hàng đã thực hiện xác minh giới hạn các tích sản và tiêu sản, định giá tích sản và tiêu sản, xác định sự vi phạm pháp luật và cuối cùng, là đánh giá sự quản trị. Tuy nhiên, mỗi cuộc thanh tra đều đáp ứng cho được mục tiêu mà cấp lãnh đạo quản lý Ngân hàng cần biết đến về nghiệp vụ nào đó của Ngân hàng, hay chuyên về tài chính, ngân quỹ .v.v ... Mặc dù thanh tra Ngân hàng không nhằm đóng vai trò là công cụ kiểm soát, thì nó vẫn phục vụ cho mục đích đó. Nếu nhân

viên thanh tra tìm thấy một sự vi phạm pháp luật nào đó, và các thiếu sót khác trong hoạt động Ngân hàng, thì rõ ràng các tiêu chuẩn được Ngân hàng đang đặt ra đã bị bỏ qua hoặc chính sách của Ngân hàng không có hiệu lực chi phối.

Tổ chức Ngân hàng.

Để thực hiện các chiến lược và đạt được các mục tiêu, công việc phải được tiến hành một cách trôi chảy do một người lãnh đạo và điều hành. Có nhiều loại hình cấu trúc tổ chức và chúng chỉ tỏ ra hữu hiệu khi nào tạo cho người ta thực hiện đầy đủ các mục tiêu. Mặc dù tất cả các Ngân hàng không có cùng một cấu trúc tổ chức, nhưng có một sự giống nhau rất lớn do cùng bị chi phối bởi các luật lệ Ngân hàng và còn do truyền thống Ngân hàng nữa.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)