Thực hiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 96 - 99)

Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong 2 phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, ngân hàng luôn quan tâm đến đổi mới, cải tiến các thể thức thanh toán nhằm đáp ứng được các yêu cầu thanh toán nhanh, an toàn, chính xác, kịp thời, đầy đủ theo kịp đà phát triển công nghệ thông tin. Kết quả đạt được như sau :

Thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm thanh toán séc, ủy nhiệm chi, thư tín dụng của các NHTM trên địa bàn đạt mức 755.699 tỷ đồng, tăng 28,1% so với năm 1999, trong đó thể thức ủy nhiệm chi, chuyển tiền với doanh số cao nhất 726.439 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,1%, tiếp đến là thể thức ủy nhiệm thu 19.867 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,6% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Riêng tỷ trọng thanh toán các loại séc vẫn còn quá thấp, có xu hướng giảm dần qua các năm như : 1996 là 10%, năm 1997 là 5,5% năm 1998 là 1,9%, năm 1999 là 0,9% và năm 2000 chỉ còn 0,3%.

Bên cạnh đó thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm thanh toán nội bộ ngân hàng, đơn vị, tổ chức kinh tế qua các ngân hàng trên địa bàn ngày càng được nâng cao vào năm 2000 là 71,1% tăng so với 1999 là 2,3%. Tỷ trọng thanh toán tiền mặt là 28,9%, giảm 2,3% so với năm 1999. Riêng về tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt của các đơn vị, tổ chức kinh tế qua các ngân hàng trên địa bàn ngày càng được nâng cao: Năm 2000 là 71,1% tăng 2,3% so với 1999. Riêng về tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt của các đơn vị, tổ chức kinh tế, không bao gồm thanh toán nội bộ ngân hàng cũng có xu hướng tăng từ 54,6% năm 1999 là 56,1 năm 2000 tăng 1,5% và tỷ trọng thanh toán tiền mặt 45,6% xuống còn 43, 9% ở năm 2000, giảm 1,5% so với năm 1999.

Dịch vụ thanh toán địa ốc qua ngân hàng hiện có các ngân hàng như ACB, Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển Nhà, Tân Việt, Quế Đô, Nam Á, Đệ Nhất, Gia Định ... với tổng số nhà đất giao dịch qua ngân hàng là 1811 căn, đạt tổng giá trị thanh toán trên 700 tỷ đồng, trong đó một số ngân hàng cho vay khoản 224 tỷ đồng.

Dịch vụ thanh toán thẻ cũng đã phát triển một bước. Hiện nay, một số ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện dịch

vụ chấp nhận thanh toán thẻ như Visa, Master Card - dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp cho các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng (khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, sân golf, vũ trường...) và thanh toán các giao dịch trả bằng thẻ tín dụng thông qua các hóa đơn bán hàng - qua đó đã thúc đẩy việc tiêu dùng của du khách đến Việt Nam và dần từng bước phát triển mạng lưới thanh toán dịch vụ của hệ thống NHTM Việt Nam.

Riêng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu đã phối hợp với Sài Gòn tourist và Sài Gòn Co-op để phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB - Sài Gòn tourist và ACB - Sài Gòn Co-op. Thẻ tín dụng có các tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế và được khách hàng sử dụng để thanh toán trong nước. Ngoài ra, thẻ tín dụng ACB còn được thanh toán tại 2000 đại lý trong cả nước thuộc hệ thống ACB.

Trên cơ sở phát triển và mở rộng các quan hệ kinh tế, và sự hội nhập của Việt Nam với các nước trên thế giới, mạng lưới Ngân hàng đại lý của một số Ngân hàng thương mại tiếp tục được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán trong quan hệ tiền tệ tín dụng quốc tế. Tính đến nay, chúng ta đã có 670 Ngân hàng đại lý tại trên 70 nước, trong các Ngân hàng thương mại.

Việc thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT bắt đầu thực hiện từ 1995, với số thành viên ban đầu là 13 Ngân hàng và đến nay số thành viên đã lên tới 20 Ngân hàng, với mức trung bình khoảng 2500 giao dịch được thanh toán mỗi ngày.

Tuy nhiên, các phương tiện thanh toán qua Ngân hàng hiện nay chưa phong phú, chủ yếu vẫn là thanh toán dựa trên chứng từ. Khối lượng thanh toán bằng ủy nhiệm chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm 66%, ngân phiếu thanh toán chiếm 21% và séc chiếm 12%. Các công cụ khác như ủy thác thu, tín dụng chứng từ chỉ chiếm khoảng 1%.

Từ khi có Nghị định 30/CP của Chính phủ ngày 9/5/1996, qua thời gian thực hiện cho thấy séc được sử dụng để lĩnh tiền mặt chiếm tỷ trọng khá lớn, 51% trong tổng lượng séc phát hành.

Đặc biệt, thẻ thanh toán Ngân hàng đang được phát hành thí điểm tại 4 Ngân hàng thương mại trong nước song đã phát triển khá nhanh. Khó khăn chủ yếu để phát triển thẻ vẫn là thiếu vốn, thiếu phương tiện kỹ thuật, tin học và hạn chế về cơ sở hạ tầng viễn thông.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 96 - 99)