Giải pháp 5 Nâng cao năng lực trong việc quản trị tài sản có và tài sản nợ.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 133 - 134)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜN GỞ VIỆT NAM

3.2.5. Giải pháp 5 Nâng cao năng lực trong việc quản trị tài sản có và tài sản nợ.

và tài sản nợ.

Những nội dung về quản trị đã được đề cập ở chương I, ở đây không cần nhắc lại khi đề cập đến các giải pháp. Tuy nhiên về tầm quan trọng của vấn đề được đề cập, quản trị tài sản nợ và tài sản có có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toàn bộ các hoạt động quản trị NHTM nói chung.

Xuất phát từ thực tế rằng hoạt động NHTM phần lớn và chủ yếu được phản ánh trong bảng cân đối kế toán, bao gồm tài sản có và tài sản nợ. Việc quản trị tốt tài sản có và tài sản nợ thực chất là tạo điều kiện làm tốt các loại quản trị khác, trước hết là quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản và quản trị vốn. Trong các loại quản trị, mỗi loại quản trị có ý nghĩa riêng của nó nhưng chúng được đặt trong các mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Như đã đề cập, quản trị tài sản có thực chất là việc phân chia vốn giữa ngân quỹ, tín dụng, đầu tư chứng khoán và các tài sản khác và là việc chuyển hóa tiền gởi và vốn thành ngân quỹ. Việc phân tán vốn vào các mục đích cho vay và đầu tư một cách khôn ngoan chính là tạo ra khả năng thu được mức lợi nhuận cao nhất và với mức rủi ro mà nhà quản trị ngân hàng có thể chấp nhận được.

Cùng với việc đặt trọng tâm vào việc quản trị tài sản có đòi hỏi phải tăng cường quản trị tài sản nợ. Về mặt lịch sử, từ 1970 trở về trước, các nhà quản trị ngân hàng thường chú tâm đến việc quản trị tài sản có mà không hoặc ít quan tâm đến việc quản trị tài sản nợ, coi đó như là một công việc tự thân, không cần phải quản lý. Tuy nhiên, từ năm 1970 trở lại đây, các nhà quản trị đã chuyển hướng trọng tâm vào vừa quản trị tài sản có và vừa quản trị tài sản nợ, xuất phát

từ ý nghĩa khi cho rằng, nếu quản trị tài sản nợ tốt, chẳng những tạo thêm nguồn vốn để cho vay thuộc tài sản có mà còn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc phòng tránh rủi ro về thanh khoản, khi các khoản nợ đối với khách hàng đến hạn, mà việc cho vay hoặc đầu tư chưa thu hồi được, và từ đó tạo cho ngân hàng khả năng chống đỡ những khó khăn liên quan đến khả năng chi trả đối với khách hàng và dĩ nhiên tránh được nguy cơ những vụ sụp đổ ngân hàng có thể xuất hiện.

Từ cách đặt vấn đề như trên, để nâng cao hiệu quả quản trị của NHTM không thể dàn đều và đặt ở đó tầm quan trọng như nhau đối với các loại quản trị, mà với một phương cách tốt nhất và hiệu quả nhất, là phải biết tập trung vào cả quản trị tài sản có và cả tài sản nợ. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, "quản trị tài sản nợ chỉ là nhằm bổ sung chứ nó không thay thế cho việc quản trị tài sản có. Nếu như chú trọng thái quá đến việc khai thác các nguồn vốn bổ sung mà coi thường các khoản dự trữ thuộc tài sản có sẽ có hậu quả xấu trong hoạt động của ngân hàng, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng trầm trọng". [180,9].

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 133 - 134)