- Tái cấu trúc và lành mạnh hóa năng lực tài chính, theo hướng:
3.3.5.2. Luật các tổ chức tín dụng.
Luật các tổ chức tín dụng ra đời cùng với luật Ngân hàng Nhà nước để thay thế Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, phần nào phản ánh tính kế thừa và nâng cao của pháp lệnh nói trên. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập và chính những bất cập đó đã làm hạn chế hiệu lực của Luật và gây khó khăn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đó là:
- Luật các tổ chức tín dụng hình thành rất nhiều điều trong đó xác định ngân hàng thương mại phải thực hiện các nghiệp vụ mang tính chính sách của chính phủ, phản ánh từ điều 5 đến điều 10, biến các ngân hàng thương mại như là người thực thi chính sách tài khóa của Chính phủ. Xuất phát từ yêu cầu và chức năng của các định chế tài chính trung gian và xuất phát từ việc cấu trúc lại và hiện đại hóa các ngân hàng thương mại vận hành theo cơ chế thị trường theo chuẩn mực quốc tế đòi hỏi khách quan là phải tách các hoạt động tín dụng mang tính thương mại và các hoạt động mang tính chính sách. Để có thể vận hành như yêu cầu đã nêu, cần xem xét hủy bỏ hoặc chỉnh sửa các quy định nói trên.
- Luật các tổ chức tín dụng cũng đã quy định nhiều hoạt động của Ngân hàng thương mại, phải tuân thủ các quy định chi tiết của Ngân hàng Nhà nước. Điều đó chỉ có thể coi là tạo điều kiện pháp lý để Ngân hàng Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của NHTM, từ bộ máy tổ chức đến các nghiệp vụ tác nghiệp cụ thể. Chính vì vậy, đã và đang hạn chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại, trái với bản chất và chức năng vốn có của bản thân các NHTM.