Luật pháp vừa thiếu, không đồng bộ, chồng chéo và kém hiệu lực.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 118 - 119)

- Vị thế của Ngân hàng Nhà nước còn bị động, lệ thuộc.

2.3.5. Luật pháp vừa thiếu, không đồng bộ, chồng chéo và kém hiệu lực.

Hơn lĩnh vực nào khác, hoạt động ngân hàng bị ràng buộc chặt chẽ với các quy định của luật pháp. Việc ban hành luật pháp không đồng bộ, chồng chéo và kém hiệu lực cần phải được coi là một trong những nguyên nhân gây ra những yếu kém trong hoạt động Ngân hàng.

Vẫn biết, hoạt động Ngân hàng nước ta được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong bối cảnh mà luật pháp đang hình thành và thay đổi và do vậy việc điều chỉnh hoạt động ngân hàng phải được đặt ra nhằm thích ứng với môi trường mới, nhằm giải quyết một cách hài hòa lợi ích của nền kinh tế và của xã hội và hướng tới việc thực hiện mục tiêu của từng ngân hàng riêng lẻ, nhưng trong thực tế, việc ban hành luật pháp lại không đồng bộ, chồng chéo, thừa và thiếu... thì làm sao đòi hỏi hoạt động ngân hàng có thể vận hành một cách có hiệu quả được.

Việc thừa nhận các tài sản đủ điều kiện thế chấp, những vụ tranh chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp trong các vụ án, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, mối quan hệ giữa thanh tra nội bộ và thanh tra Nhà nước... không phải là

những trở ngại quan trọng trong hoạt động ngân hàng đã và đang diễn ra trong đời sống thực tế đó sao?

Với nhận thức đó, theo tôi cần thiết phải đặt cho lĩnh vực này một sự chú ý cần thiết nhằm tạo ra được các cơ sở pháp lý hữu hiệu giúp cho hoạt động NHTM được tiến hành trong những điều kiện ổn định, an toàn và có hiệu quả.

Tất cả những nguyên nhân nói trên, suy cho cùng, là những nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi nền kinh tế, từ sự thấp kém của nền kinh tế đang trong quá trình ban đầu của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhưng không thể không đề cập đến những nguyên nhân bắt nguồn từ nhận thức, về cách điều hành, về ý thức chấp hành của cơ sở và sự quan tâm sâu sát, gắn với đời sống kinh tế... của các nhà hoạch định chính sách, cơ chế và chỉ đạo điều hành chính sách và cơ chế ấy. Và tất cả những điều ấy gộp lại với nhau đã và đang đặt ra nhu cầu cần phải tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của quản trị trong NHTM.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 118 - 119)