- Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng.
ĐÒI HỎI PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
2.1.1. Hoạt động Ngân hàng trước cách mạng tháng 8 1945.
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam không giống như sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thuộc nhiều nước, đặc biệt là ở những nước phát triển.
Như mọi người đều biết, ở các nước, đặc biệt là ở những nước phát triển, bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ, đòi hỏi phải hình thành từng bước các Ngân hàng Thương mại và từ hệ thống Ngân hàng Thương mại, từng bước hình thành Ngân hàng phát hành (và về sau, cùng với quá trình phát triển của Ngân hàng phát hành, biến Ngân hàng phát hành thành Ngân hàng trung ương với đầy đủ chức năng của nó) và hệ thống Ngân hàng Thương mại (Ngân hàng trung gian).
Ở nước ta, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam thực chất là một nước thuộc địa và nửa phong kiến, do thực dân Pháp và tầng lớp vua quan phong kiến thống trị. Với chế độ thuộc địa, hệ thống Ngân hàng được hình thành và hoạt động với mục đích duy nhất là phục vụ chính sách đô hộ của Nhà nước Pháp trên nước ta. Suốt trong thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng đều do chính phủ Pháp xác lập, quản trị và điều hành thông qua Ngân hàng Đông dương. Ngân hàng Đông dương là một Công ty cổ phần tư nhân thuộc sở hữu của tập đoàn tư bản tài chính Pháp, được chính phủ Pháp cho phép thành lập và hoạt động kinh doanh ở Đông dương, theo sắc lệnh ngày 25/01/1875 của Tổng thống Pháp lúc đó. Sắc lệnh này quy định "Ngân hàng Đông dương là Ngân hàng phát hành cho vay và chiết khấu".
Ngoài quyền hạn trên, Ngân hàng Đông dương còn phát hành Séc, thư tín dụng, mở tài khoản tiền gởi thanh toán, nhận tiền gởi, cho vay thế chấp phiếu cứ, phát hành cổ phiếu, lập hội kinh doanh, điều khiển thị trường chứng khoán, quản lý ngoại hối, kinh doanh hối đoái...
Như vậy, xét về thực chất, Ngân hàng Đông dương hoạt động với tư cách như là một Ngân hàng phát hành, đồng thời là một Ngân hàng kinh doanh với nhiều chức năng, trong đó có các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế, dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa của Pháp.
Trong số cổ đông của Ngân hàng Đông dương, chính quyền thuộc địa tại Đông dương chiếm đến 20% cổ phần (tính đến năm 1931) và 50% cổ phiếu dành cho những người có thế lực của Nhà nước Pháp. Rất nhiều nhà tư bản tầm cỡ của Pháp đã nắm một số lượng cổ phần đáng kể. Tòa thánh La Mã và các Nhà Chung cũng có nhiều cổ phần trong Ngân hàng này. Ngoài ra, Ngân hàng Đông dương còn có cổ phần của tư bản Anh, Mỹ, Nhật Bản.v.v...
Do nắm được quyền phát hành tiền, Ngân hàng Đông dương đã tạo ra cho mình những đặc quyền, đặc lợi :
„ Đã tạo ra nguồn vốn để kinh doanh mà không phải trả lãi cho vốn huy động và do vậy, có thể gia tăng vô hạn nguồn vốn theo nhu cầu mở rộng kinh doanh của chính nó.
„ Là người cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế và do đó, là người vạch ra và thực thi chính sách tiền tệ - tín dụng của chính phủ Pháp tại xứ Đông dương, từ đó xác lập trong thực tế sự kiểm soát, chi phối không chỉ đối với toàn bộ hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo nên một thế lực vô cùng mạnh mẽ, áp đảo mà không có bất cứ một Ngân hàng hay bất cứ một định chế tài chính nào ở Đông dương lúc đó có thể cạnh tranh nổi.
Với tư cách là người thực thi chính sách tiền tệ, thực thi chế độ lưu hành tiền tệ do chính phủ Pháp áp đặt ở Đông dương và từ đó, thực hiện những thủ đoạn kiếm lời một cách hợp pháp mỗi khi thay đổi chế độ tiền tệ này sang chế
độ tiền tệ khác và nhất là trong nghiệp vụ hối đoái giữa đồng tiền Đông dương và đồng France.
Trong hệ thống tài chính ở Việt Nam lúc đó, Ngân hàng Đông dương đã nắm những định chế tài chính trung gian quan trọng như Ngân hàng Pháp - Hoa, Ngân hàng Địa ốc Đông dương, Ngân hàng cầm cố Đông dương, Nông phố Ngân hàng... hình thành một tập đoàn tài chính có sức mạnh tuyệt đối trên thị trường tài chính lúc này. Dễ thấy nhất là Ngân hàng Đông dương đã bỏ vốn mua nhiều cổ phần của các Công ty tư bản công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, nông nghiệp.
Nhìn chung, Ngân hàng Đông dương đã thâm nhập rất sâu vào các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của các xứ thuộc Đông dương để vừa là công cụ thực thi đắc lực chính sách thuộc địa, vừa là công cụ bóc lột thậm tệ nhân dân thuộc Đông dương và làm giàu cho tư bản Pháp.
2.1.2.Hoạt động Ngân hàng sau cách mạng tháng 8-1945 đến khi thống nhất đất nước.
Cách mạng tháng 8-1945, những người Cách mạng không chiếm được Ngân hàng Đông dương. Việc không chiếm được Ngân hàng Đông dương đã gây nên những khó khăn về sau: "Không chiếm được Ngân hàng Đông dương cho nên sau này chính quyền nhân dân đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do địch gây ra" [9,163], nhưng đồng chí Trường Chinh, một trong những nhà lãnh đạo Cách mạng tháng 8-1945 cho việc không chiếm được Ngân hàng Đông dương là "một nhược điểm rất khó tránh đối với một cuộc cách mạng như Cách mạng tháng 8" [8,382] mà đó không phải là khuyết điểm.
Để khắc phục những khó khăn cho việc không chiếm được Ngân hàng Đông dương, chính quyền cách mạng đã có những bước đi thích hợp như hình thành các khu vực tiền tệ trong hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ; xử lý những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ; xây dựng hệ thống tín dụng dưới chính thể dân chủ cộng hòa và năm 1947 ra đời và đi vào hoạt động của Nha tín dụng sản xuất.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng phát triển thắng lợi, nhất là sau chiến dịch biên giới cuối 1950 đã tạo ra một bước ngoặc mới về quân
sự và chính trị: cuộc kháng chiến đã chuyển sang giai đoạn mới, đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn đối với công tác kinh tế tài chính nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mới của cách mạng.
Trên cơ sở đề ra những chủ trương, chính sách mới về kinh tế - tài chính theo hướng tăng thu, trên cơ sở đẩy mạnh tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, dân chủ hóa chế độ thuế khóa, quy định rõ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương... Ngày 06/5/1951 Chính phủ ra sắc lệnh số 15/SL về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những chức năng chủ yếu sau đây:
- Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ. - Quản lý kho bạc Nhà nước.
- Huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Quản lý hoạt động kinh doanh bằng biện pháp hành chính.
- Quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu nói trên, Ngân hàng quốc gia được tổ chức thành một hệ thống thống nhất bao gồm cấp trung ương, cấp liên khu, cấp tỉnh. Dưới tỉnh là các phòng giao dịch - tiền thân của các chi điếm Ngân hàng sau này.
Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặc lịch sử trong hoạt động tiền tệ - tín dụng của nước ta. Lần đầu tiên ta có một Ngân hàng độc lập, tự chủ. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được tổ chức theo quy mô lớn, quản lý hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc tập trung thống nhất, giữ vị trí nòng cốt trong hệ thống tiền tệ - tín dụng của nước ta, từ kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc.
Sau Hiệp định Geneve về Việt Nam, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9/1954 đã chỉ rõ: "Sau đình chiến, chúng ta đứng trước một nhiệm vụ to lớn trên mặt trận kinh tế là hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế là hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và từng bước mở rộng giao lưu kinh tế giữa thành thị và nông thôn".
Trong giai đoạn này ta từng bước phục hồi nền kinh tế quốc dân ngang mức trước chiến tranh, rồi trên cơ sở đó, tiếp tục nâng cao và phát triển sản xuất lên nữa.
Để thực hiện yêu cầu trên, nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng quốc gia Việt Nam trong thời kỳ này là :
Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.
Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế dân tộc dân chủ mới.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nói trên, hoạt động của Ngân hàng quốc gia hướng vào :
- Tăng cường công tác quản lý phát hành, đẩy mạnh việc thu hút tiền tệ, kết hợp chặt chẽ với mậu dịch và tài chính, tổ chức và điều hành lưu thông tiền tệ sát với hoàn cảnh thị trường từng nơi và từng thời gian, đặc biệt chú trọng thị trường trung tâm Hà Nội và các thị trường chính ở các nơi hoạt động kinh tế mạnh, nhằm bình ổn vật giá, giữ vững giá trị của đồng tiền.
- Ngân hàng quốc gia Việt Nam giúp đỡ khôi phục sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời cũng rất coi trọng việc cho vay vận tải và chuyển hàng công thương nghiệp thành thị có lợi cho quốc kế dân sinh.
Trong công tác tiền tệ cũng như tín dụng, Ngân hàng phát huy được mối liên hệ, hỗ trợ giữa thành thị với nông thôn, mở rộng quan hệ hàng hóa trong nước vào ngoài nước.
Trên vô số những nhiệm vụ thuộc phương châm đã được xác định, hoạt động của Ngân hàng quốc gia đã đạt được những thành tích quan trọng, góp phần vào quá trình khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
Từ năm 1961 đến 1975, sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa đất nước. Nhằm phát huy vai trò của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 171/CP ngày 26/10/1961 đổi tên Ngân hàng quốc gia thành Ngân
hàng nhà nước và xác định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý tiền tệ và tín dụng theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch điều điều hòa hệ thống tiền tệ, thu chi cho ngân sách Nhà nước, huy động vốn và cho vay, thanh toán trong nước và ngoài nước, quản lý và kinh doanh ngoại hối, kiểm tra bằng đồng tiền hoạt động kinh tế và tài chính của các xí nghiệp và tổ chức kinh tế, nhằm phát huy chức năng tiền tệ và tín dụng XHCN, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế, củng cố sức mua của đồng tiền, thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển lên CNXH.
Thực tế đã chứng tỏ rằng, việc xác lập phương thức sản xuất XHCN và chức năng quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung của Nhà nước là nền tảng quan trọng cho hoạt động Ngân hàng. Và hoạt động Ngân hàng không có gì khác hơn là phục vụ cho phương thức sản xuất XHCN và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN, trong đó chủ yếu là phục vụ cho kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.
Cung cách phục vụ này kéo dài và trải rộng trong toàn bộ lãnh thổ đặt dưới sự quản lý của Nhà nước ngay từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mãi đến trước thời kỳ đổi mới, biểu hiện trực tiếp bằng cách biến Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với nền kinh tế quốc doanh và HTX. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, vốn tín dụng đã trở thành nguồn vốn chủ yếu bảo đảm cho việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh và thường chiếm xấp xỉ đến 50% tổng vốn lưu động cần thiết của doanh nghiệp. Trong những năm từ 1965 - 1975 dư nợ cho vay quốc doanh tăng bình quân hàng năm lên tới 20,4% so với 12,7% thuộc thời kỳ 1961 - 1964 và đã chiếm đến 97% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng trong nền kinh tế.
Điều đáng lưu ý ở đây là, không giống như những định chế tài chính trung gian thông thường và truyền thống là đi vay để cho vay, hoạt động huy động vốn của các chi nhánh Ngân hàng, đều được quản lý tập trung về Trung ương và việc cho vay căn cứ vào hạng mức tín dụng mà Trung ương xét duyệt. Hiện tượng trên đây ắt dẫn đến hệ quả là nếu nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu xin vay dưới hình thức bao cấp tín dụng thì Ngân hàng Trung ương không
còn cách nào tốt hơn là sử dụng công cụ phát hành tiền để bổ sung cho nhu cầu ấy và dĩ nhiêân dẫn đến hệ quả là cho vay không cần biết đến nguồn vốn.
Việc mở rộng tín dụng Ngân hàng gần như đến mức chóng mặt đối với nền kinh tế, phục vụ chủ yếu cho kinh tế quốc doanh và HTX thực tế đã biến Ngân hàng như là người trợ thủ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp quốc doanh và HTX. Hoạt động trong điều kiện của chiến tranh phá hoại từ 1964 - 1972 ngày càng ác liệt và trong bối cảnh quản lý nền kinh tế tập trung và trong tình hình nền kinh tế quốc dân mất cân đối nghiêm trọng, ngân sách Nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt, thu không đủ chi, thì điều dễ hiểu là tín dụng Ngân hàng trở thành nguồn bao cấp thay cho ngân sách đối với các doanh nghiệp quốc doanh và cả HTX về vốn. Chính vì vậy, hoạt động Ngân hàng đặt trong tình trạng bị động, phục tùng những nhu cầu bức bách cùng với trình độ quản lý lỏng lẻo, coi thường quy luật giá trị và cả sự yếu kém, vô hình chung, đã xóa nhòa ranh giới giữa phương pháp cấp phát của ngân sách Nhà nước và phương pháp cho vay thuộc tín dụng Ngân hàng, thực tế đã biến tín dụng như là một kênh cấp phát thứ hai, sau ngân sách.
2.1.3.Hoạt động Ngân hàng trong thời kỳ từ năm 1976 - 1985.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ cơ bản về Ngân hàng đã được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV là : "Thông qua hoạt động tiền tệ tín dụng mà tham gia xây dựng và thúc đẩy thực hiện kế hoạch kinh tế, cung ứng vốn tín dụng, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhằm thúc đẩy sản xuất và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Phát triển mạnh mẽ tín dụng, bảo đảm vốn sản xuất - kinh doanh đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Mở rộng cho vay đối với kinh tế tập thể để phát triển sản xuất theo kế hoạch Nhà nước. Thu hút tiền tiết kiệm và tiền nhàn rỗi trong xã hội. Xây dựng Ngân hàng Nhà nước thành trung tâm thanh toán có hiệu lực. Quản lý chặt chẽ tiền mặt và lưu thông tiền tệ".
Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung sức vào những nhiệm vụ chủ yếu theo hướng cải tiến nhằm phát huy vai trò các Ngân hàng trong công cuộc cách mạng XHCN và xây dựng CNXH.