Thanh khoản của tài sản Có tài sản Nợ.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 45 - 46)

Không có Ngân hàng nào có thể chấp nhận rủi ro trong hoạt động do không dự trữ thanh khoản ở mức thích hợp trong tài sản Có.

Thanh khoản là đặc tính của một tích sản, khiến nó có thể dễ dàng được chuyển thành tiền với ít rủi ro hoặc không có rủi ro ngân quỹ là tài sản lưu hoạt nhất.

* Đo lường thanh khoản - hai phương pháp tiếp cận.

Thanh khoản được xem như một ý niệm về dự trữ hoặc như một số nhà kinh tế quan niệm là "dòng lưu kim" - cash flow - và ý nghĩa về thanh khoản sẽ bao gồm ý niệm "dòng lưu kim" trong tính toán của các nhà quản trị Ngân hàng.

Đo lường thanh khoản bằng hệ số giữa tiền cho vay và ký thác.

Căn cứ vào sự đánh giá về thanh khoản được sử dụng rộng rãi nhất xuất phát từ ý niệm dự trữ. Một trong những biện pháp này là sử dụng tỷ suất giữa tiền cho vay so với tiền ký thác. Mặc dù, một tỷ lệ giữa tín dụng và tiền gởi chưa bao giờ được lượng hóa, nhưng nó là một trọng lực ảnh hưởng đến cách quyết định về đầu tư và cho vay. Dựa trên tiền đề đã cho, tín dụng là tài sản ít lưu hoạt nhất trong số các tài sản sinh lợi của Ngân hàng. Vì thế, khi tăng tỷ lệ tiền gởi để cho vay thì tính lưu hoạt giảm đi một cách tương ứng.

Mặc dù có nhược điểm, nhưng hệ số này vẫn cho ta một giá trị nhất định đó là khi tỷ lệ tăng lên là tín hiệu nhắc nhở và thúc đẩy nhà quản trị Ngân hàng đánh giá toàn bộ chương trình bành trướng của nó. Hệ số này không phải là một cách do hoàn hảo về tính thanh khoản nhưng là một công cụ đo lường gần đúng.

Đo lường thanh khoản bằng hệ số giữa ngân quỹ so với tổng tiền gởi.

Hệ số này, xét về một số phương diện tốt hơn hệ số giữa tiền vay so với tiền gởi vì nó liên hệ trực tiếp giữa tài sản lưu hoạt với mức độ tiền gửi. Trong khi đó, mối liên hệ giữa tiền gởi với tiền vay là mối liên hệ gián tiếp, tiền vay là loại tài sản có tính lưu hoạt kém. Tuy nhiên hệ số này cũng có những nhược điểm:

Tích sản thanh khoản cần để đáp ứng các yêu cầu dự trữ pháp định (một phần ngân quỹ tại két) đó dĩ nhiên không đủ để thỏa mãn nhu cầu tín dụng.

Nó không bao gồm các tài sản lưu hoạt khác như trái phiếu kho bạc và các chứng khoán luân chuyển ngắn hạn. Nó không xét gì đến khả năng của Ngân hàng trong việc gia tăng vốn từ các nguồn khác nhau.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 45 - 46)