Về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 90 - 96)

Hoạt động của Ngân hàng thương mại từ khi có Luật các tổ chức tín dụng đã có nhiều khởi sắc, thể hiện thông qua các nghiệp vụ chủ yếu thuộc tài sản có và tài sản nợ.

Nếu lấy Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước, ta có những chỉ tiêu chủ yếu trong tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Về nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn năm 1999 tăng so với năm 1998 12,1% và năm 2000 so với năm 1999 tăng 38,6%. Trong đó vốn tự có tăng 2,2% năm 1999 so với năm 1998 và 2,7% năm 2000 so với năm 1999. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, tăng lên đáng kể, năm 1999 so với năm 1998 tăng 12,1% và năm 2000 so với năm 1999 tăng 37,6%, trong khi đó, vốn vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng giảm so với trước: Năm 1999 giảm so với năm 1998 với tỷ lệ 63,7% và năm 2000 giảm so với năm 1999 là 27,8%, trong khi đó vốn vay các Ngân hàng Nhà nước, năm 1998 so với năm 1999 tăng 211,8% và năm 2000 so với 1999 tăng 198,2%.

Các số liệu vừa phản ánh ở trên cho ta thấy rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh huy động vốn trong nền kinh tế, quan hệ vay nợ trong thị trường liên Ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng, giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng trung ương tăng lên. Điều này cho ta rút ra kết luận quan trọng. Đó là vị thế mà Ngân hàng trung ương luôn là chủ nợ của các Ngân hàng thương mại và là người cho vay cuối cùng ngày càng thể hiện rõ nét. Bên cạnh đó, tài sản nợ khác cũng tăng lên một cách đáng kể. Nếu năm 1999 so với 2000 tăng 24,1% thì cuối năm 2000 so với 1999 tăng lên đến 26,2%. Tổng hợp lại, nguồn vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển tích cực. Với tổng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại tại địa bàn, chia theo từng hệ thống Ngân hàng thì Ngân hàng thương mại quốc doanh có tốc độ tăng lớn hơn cả về tốc độ và cả về thị phần, kế đó là Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng nước ngoài và sau hết là Ngân hàng liên doanh (xem phụ lục 16). Căn cứ vào, cơ cấu và tính chất tiền gởi thì tiền gởi thanh toán của các tổ chức kinh tế và tiền gởi vốn chuyên dùng tăng lên nhanh chóng trong khi đó, tiền gởi của các tổ chức nước ngoài giảm đáng kể (xem phụ lục 17).

Nếu phân theo loại tiền tệ thì tiền gởi bằng ngoại tệ lại tăng lên nhanh hơn tiền gởi bằng nội tệ (xem phụ lục 18).

Tóm lại qua tình hình diễn biến như trên ta có thể rút ra :

Tổng mức vốn huy động của riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm 28% tổng vốn huy động trong cả nước, tỷ lệ tăng bình quân năm 1999 và 2000 là 14,1% (cả nước tăng 29,2%).

Tuy nhiên mức tăng vốn huy động chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra là phải tăng từ 20 - 25%. Nguyên nhân chủ yếu của nó là năm 1999 và 2000 đặc biệt là 1999, nền kinh tế chậm phát triển, tình trạng giảm phát kéo dài, lãi suất Ngân hàng điều chỉnh liên tục giảm. Tuy nhiên khách hàng đã có sự cân nhắc gởi vào Ngân hàng vẫn có lợi hơn là đưa vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ vì có rủi ro. Do đó, vốn huy động mặc dù không đạt chỉ tiêu nhưng đã có tăng lên.

Trong cấu trúc của hệ thống Ngân hàng thương mại, thì ưu thế thuộc về các Ngân hàng thương mại quốc doanh trong nước với thị phần của Ngân hàng

thương mại quốc doanh là 52,1% năm 1999 và năm 2000 là 51% Ngân hàng cổ phần là 26,1%, năm 1999 và 29,1% năm 2000. Trong khi đó, thị phần của các Ngân hàng thương mại nước ngoài là 17,3% năm 1999 và 16% năm 2000, Ngân hàng liên doanh chỉ có 3,9% do hạn chế bởi quy định vốn huy động không được vượt quá 25% vốn tự có.

Vốn huy động ngoại tệ (quy ra VND) tăng nhanh với tỷ lệ 26,3%, trong khi đó vốn huy động VND chỉ tăng 4,3%. Điều này đã phản ánh thực trạng năm 1999, 2000 lãi suất huy động VND giảm nhưng chênh lệch không nhiều so với lãi suất huy động ngoại tệ. Với lãi suất xấp xỉ ngang nhau nên khách hàng có xu hướng gởi ngoại tệ để có lợi hơn khi tỷ giá ngày càng biến động tăng.

„ Về cơ cấu vốn huy động là yếu tố quan trọng hình thành nên lãi suất bình quân đầu vào của các Ngân hàng.

- Tiền gởi của các tổ chức kinh tế (gồm tiền gởi thanh toán, tiền gởi vốn chuyên dùng, tiền gởi khác vẫn là nguồn vốn huy động chủ yếu chiếm tỷ trọng 52,6% trong tổng vốn huy động và tăng 25,1% so với 1998. Nguồn vốn này tập trung phần lớn ở NHTM Quốc doanh nên lãi suất bình quân đầu vào của NHTM quốc doanh thấp hơn các hệ thống Ngân hàng khác.

- Tiền gởi dân cư như tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng khoảng 44,1% trong tổng vốn huy động, với lãi suất huy động tương đối cao ở một số NHTM, dẫn đến lãi suất huy động bình quân đầu vào khá cao ở các Ngân hàng này, nhất là NHTM cổ phần.

- Về sử dụng vốn.

Dư nợ tín dụng đến cuối 1999 là 43.445 tỷ, tăng 5242 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng là 13,7%, trong khi cả nước chỉ bình quân là 12,4%, chiếm tỷ trọng 31,7% so với dư nợ chung trong cả nước và cuối năm 2000, dư nợ là 59.690 tỷ tăng 6245 tỷ với tốc độ tăng trưởng là 14,37%.

Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng không cao, nhưng phù hợp với thực trạng của nền kinh tế là tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước, tình trạng giảm phát kéo dài, sức mua giảm sút, hàng hóa chậm luân chuyển, ứ đọng, hướng cho vay ra của Ngân hàng bị hạn chế trong khi vốn huy động vẫn tăng đều, dẫn đến

Ngân hàng bị đọng vốn. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng đã đầu tư vào tín phiếu Ngân hàng nhà nước, trái phiếu kho bạc hoặc gởi các tổ chức tín dụng khác nhằm để hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán.

Thị phần cho vay ưu thế vẫn thuộc về Ngân hàng quốc doanh 45,9%, tiếp đó là Ngân hàng thương mại nước ngoài, với thị phần là 28,2%. Tương tự như vậy, ở hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần, thị phần là 23,5%, Ngân hàng liên doanh thị phần là 2,4%. Tóm lại, trong những năm qua chỉ có Ngân hàng liên doanh dư nợ cho vay giảm còn lại các hệ thống đều có tăng trưởng tín dụng như Ngân hàng quốc doanh tăng 13%, Ngân hàng nước ngoài tăng 21,7% và Ngân hàng cổ phần tăng 9,5%.

Sang năm 2000, hoạt động tín dụng đã có bước tiến mới :

Cung ứng vốn cho sản xuất - kinh doanh, dịch vụ nhằm góp phần phát triển kinh tế .

Đến 31-12-2000 hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho vay với doanh số 133.195 tỷ đồng, tăng 38,3% so với năm 1999, dư nợ 52.193 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 1999. Có thể nói được rằng, đây là lượng vốn đáp ứng cao nhất từ trước đến nay. Trong tổng số vốn cho vay, phân chia cho các thành phần kinh tế như sau : Doanh nghiệp quốc doanh 19.413 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,2% trên tổng dư nợ cho vay. HTX 133 tỷ đồng tăng so với 1999 19 tỷ đồng, với tỷ lệ 16,7%, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, tư nhân 12.345 tỷ đồng, tăng 5908 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 93,2%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13.373 tỷ đồng, tăng 2.354 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 21,4%. Trong các thành phần kinh tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân đạt tốc độ tăng nhanh nhất.

Nhìn vào cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò then chốt, nhưng từng bước đã tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, phản ánh cấu trúc lại nợ vay đối với các thành phần kinh tế.

Tổng số dự án kích cầu của thành phố là 170 dự án, với số vốn đầu tư là 3871 tỷ, trong đó các dự án về giáo dục đào tạo là 70 với tổng vốn đầu tư là 346 tỷ đồng, y tế có 18 dự án với số vốn đầu tư là 431 tỷ đồng, giao thông công chánh là 10 dự án với tổng vốn đầu tư 2309 tỷ đồng, như ở 2 dự án với tổng số vốn đầu tư là 33,9 tỷ đồng, khối kinh tế 67 dự án với tổng số vốn đầu tư là 732,6 tỷ đồng.

Với các dự án được ngân hàng tham gia đầu tư tuy không nhiều nhưng các ngân hàng đã tích cực tiếp cận tham gia đầu tư và bước đầu đã góp phần tích cực vào việc đổi mới nền kinh tế trên địa bàn.

Ngoài việc cung ứng tín dụng cho các dự án , ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng đã tiến hành đầu tư trực tiếp với số vốn dự kiến lên đến 772,2 tỷ đồng, đã ký hợp đồng cho vay 16 dự án với số tiền là 532 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 144 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn đầu tư vào các dự án kích cầu thông qua cho vay họp vốn với quỹ đầu tư phát triển đô thị, cho vay trực tiếp các đơn vị thi công, cho vay xây dựng cầu đường.

Như vậy, tính đến nay, kể cả các dự án ngân hàng đang thẩm định, dự án ngân hàng đã ký hợp đồng cho chủ đầu tư vay, dự án cho các đơn vị trực tiếp thi công vay thì số vốn ngân hàng tham gia có thể hơn 1300 tỷ, chiếm đến 34% trong tổng vốn đầu tư của các dự án, từ đó góp phần rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, làm cho tổng tín dụng trung và dài hạn do các ngân hàng thương mại trên địa bàn năm 2000 tăng 32,1% so với 1999 và đạt tỷ trọng 32,6% trong dư nợ cho vay luân chuyển. Đây là mức dư nợ tăng trưởng đạt tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ từ trước đến nay tại TP. Hồ Chí Minh.

Tín dụng kích cầu tiêu dùng

Kích cầu tiêu dùng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế nên được nhiều ngân hàng quan tâm. Với những ưu thế từng có của mỗi ngân hàng, Ngân hàng đã tìm đến các đối tượng cho vay để mở rộng tín dụng, đồng thời góp phần kích cầu tiêu dùng. Đến nay theo báo cáo của 48 tổ chức tín dụng trên địa bàn, đã cho vay kích cầu tiêu dùng với số dư nợ cho vay

đến 1018 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trên tổng dư nợ cho vay, trong đó cho vay CBCNV 657 tỷ đồng, cho vay sinh hoạt, cho vay tiêu dùng trả góp 361 tỷ đồng.

Việc cho vay kích cầu tiêu dùng trên địa bàn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao tổng quỹ tiêu dùng đạt đến 40.712 tỷ đồng trong toàn thành phố, tăng 8% so với năm 1999.

Để thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng, một số NHTM với phương châm hoạt động đã tiếp cận các cơ quan, trường học để giải quyết cho vay CBCNV, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay mua nhà, sửa nhà... với số tiền cho vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp.

Với tổng dư nợ nói trên, dư nợ cho vay luân chuyển là 46.782 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 1999, chiếm 89,6% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Trong đó, dư nợ VND là 29.844 tỷ đồng, tăng 41,6%. Dư nợ ngoại tệ quy ra VND là 16.939 tỷ đồng, tăng 0,9%.

Về cơ cấu dư nợ, dư nợ ngắn hạn là 31.528 tỷ đồng, tăng 19,8%, dư nợ trung và dài hạn 15.254 tỷ đồng, tăng 32,1% so với cuối năm 1999 và chiếm tỷ trọng 32,6% trong dư nợ cho vay luân chuyển. Đây là tỷ trọng cao nhất tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ trước đến nay.

Nợ quá hạn trong nợ luân chuyển tăng 2,7% so với 1999. Tuy số tuyệt đối về nợ quá hạn có tăng lên nhưng xét về số tương đối tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay là 11,8%, giảm 2,0% so với cuối 1999. Đây là một kết quả đáng ghi nhận trong hệ thống NHTM Thành phố Hồ Chí Minh trong việc hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nâng cao từng bước chất lượng tín dụng.

Nợ đọng, tức là các loại nợ có liên quan đến các vụ án, nợ khoanh... giảm 3% so với 1999. Trong đó, nợ liên quan đến các vụ án, nợ chờ xử lý giảm 1,6%, nợ khoanh giảm 12,5% so với cuối 1999. Tổng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay năm 2000 là 10,4% giảm 2,4% so với năm 1999.

Chất lượng tín dụng, theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng trên bảng cân đối tài sản đến 31/2/2000 về tỷ lệ nợ xấu (nợ đọng, nợ quá hạn) là 22,2%, giảm 4,5% so với năm 1999. Cụ thể :

- 13 TCTD có tỷ lệ nợ xấu bằng không, trong đó có 2 NHTM quốc doanh, 1 NHLD, 6 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 công ty tài chính cổ phần.

- 33 TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 0,1% đến dưới 5%, trong đó có 15 chi nhánh NHTM quốc doanh, 6 NHTM cổ phần, 2 NH liên doanh, 9 chi nhánh NH nước ngoài, 2 công ty tài chính cổ phần, 35 TCTD có nợ xấu trên 5%, trong đó có 14 chi nhánh NHTM quốc doanh, 17 NHTM cổ phần, 1 NH liên doanh, 1 NH nước ngoài.

Từ tình hình hoạt động tín dụng như trên, có thể rút ra những mặt được nổi bật, đó là :

- Tốc độ cho vay trong nền kinh tế đối với các NHTM tăng so với trước, năm sau cao hơn năm trước.

- Cơ cấu cho vay đã từng bước có sự chuyển dịch, từng bước tăng trưởng doanh số và tỷ lệ cho vay đối với tín dụng trung và dài hạn, và giảm tương đối tỷ lệ cho vay ngắn hạn.

- Nợ quá hạn và cả nợ đọng đã giảm được đáng kể.

- Chất lượng tín dụng cũng đã nâng cao thêm một bước, biểu hiện bằng chỉ sóá nợ xấu, nợ quá hạn giảm so với trước.

- Số TCTD có nợ xấu giảm trong tổng số các TCTD. Các tổ chức tín dụng có nợ xấu giảm dần cùng với quá trình hoạt động tín dụng.

- Đã mở ra được nhiều hình thức tín dụng mới hấp dẫn, đặc biệt là tín dụng cho các dự án, tín dụng kích cầu bên cạnh tín dụng cung ứng vốn cho sản xuất - kinh doanh truyền thống.

Những mặt được nói trên là rất đáng chú ý, khi đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những biến động, ảnh hưởng bởi những biến động thị trường tài chính khu vực và đặc biệt trong bối cảnh mới thực thì luật các TCTD trong một thời gian còn rất ngắn.

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại (Trang 90 - 96)