Quyết định về sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 134 - 135)

- Marketing trực tiếp: Là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối tượng

a. Quyết định về sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm có vai trò quan trọng số một trong các chiến lược Marketing nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yếu tố cốt lõi giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Do sản phẩm dịch vụ có những đặc trưng khác biệt so với sản phẩm hàng hóa nên đối với Marketing dịch vụ cũng có các đặc điểm khác với Marketing truyền thống.

Phần lớn các doanh nghiệp cung cấp nhiều loại dịch vụ, được gọi là các hỗn hợp dịch vụ. Hỗn hợp dịch vụ là danh mục tất cả các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, một sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng thường bao gồm hai nhóm cơ bản là: dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.

Dịch vụ cơ bản là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng, là lý do chính để khách hàng mua dịch vụ. Dịch vụ cơ bản sẽ trả lời câu hỏi: về thực chất khách hàng mùa gì? Khách hàng không mua một dich vụ và thực chất mua một lợi ích cơ bản mà nó mang lại. Ví dụ: nhà kinh doanh không mua điện thoại, mà họ mua một phương tiện hỗ trợ liên lạc hoặc kinh doanh.

Tuy nhiên, dịch vụ cơ bản không phải là lý do làm cho khách hàng chọn nhà cung cấp dịch vụ này hay khác trong số các nhà cung cấp cùng loại dịch vụ đó. Nó là cơ sở để khách hàng lựa chọn loại dịch vụ.

Dịch vụ bổ sung tương ứng với các sản phẩm hữu hình và sản phẩm nâng cao. Nói cách khác, dịch vụ bổ sung là sự kết hợp của cả yếu tố vô hình và hữu hình. Các yếu tố vô hình là các dịch vụ kèm theo làm tăng thêm lợi ích cho khách hàng. Nhờ

các dịch vụ bổ sung mà nhà cung cấp dịch vụ giúp cho khách hàng phân biệt dịch vụ của mình với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Các dịch vụ bổ sung rất đa dạng và thay đổi theo sự cạnh tranh trên thị trường. Nó giúp cho khách hàng lựa chọn tiêu dùng dịch vụ của nhà cung cấp cụ thể nào đó, tức là nó giúp cho nhà cung cấp dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh.

Ví dụ: trong dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cơ bản của ngân hàng huy động tiền gửi và cho vay, nhóm dịch vụ bổ sung là: chuyển tiền, thanh toán quốc tế, thẻ,...

Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, để gia tăng khả năng cạnh tranh thị trường và xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà cung cấp trong khách hàng thì doanh nghiệp cần chú ý tới những quyết định sau:

- Quyết định về loại hình dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung hợp lý.

- Xác định cơ cấu và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống cung ứng dịch vụ nhằm tạo ra một dịch vụ tổng thể nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn.

- Quyết định về tiêu chuẩn chất lượng đối với từng loại hình dịch vụ cung cấp. - Quyết định về quy trình kỹ thuật và cách thức tổ chức quản lý từng loại hình dịch vụ.

- Quyết định về nhiệm vụ và vai trò của người cung cấp dịch vụ và mức độ tham gia của khách hàng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ.

- Quyết định về cách thức làm khác biệt hóa và đổi mới các dịch vụ cung ứng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w