Đặc điểm của Marketing dịch vụ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 128 - 129)

- Marketing trực tiếp: Là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối tượng

9.2.1.2Đặc điểm của Marketing dịch vụ

e. Tính không chuyển quyền sở hữu được

9.2.1.2Đặc điểm của Marketing dịch vụ

Trong hoạt động dịch vụ, Marketing là một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện muc tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, việc áp dụng Marketing trong lĩnh vực dịch vụ thường gặp những khó khăn. Vì vậy, mức đô áp dụng Marketing trong lĩnh vực dịch vụ thường hạn chế hơn trong các lĩnh vực khác, ngoại trừ Marketing trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh. Sự hạn chế này thường được chi phối bởi những lý do sau đây:

- Nhiều đơn vị dịch vụ có quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu cá nhân như: hàng ăn sáng vỉa hè, hàng gội đầu, hàng rửa xe, sửa chữa giày dép... Trong hoàn cảnh này, chi phí về Marketing thường rất tốn kém. Vì vậy, họ thường hoạt động Marketing trong những giới hạn nhất định. Chủ yếu là các hoạt động liên quan trực tiếp đến dịch vụ khách hàng, quảng cáo, và bán hàng cá nhân.

- Các đơn vị và tổ chức cung cấp dịch vụ do những quan niệm về đạo đức hoặc pháp luật như: bệnh viện, luật sư, kế toán,... nên việc triển khai các hoạt động Marketing gặp những trở ngại từ nhận thức.

- Các tổ chức cung cấp dịch vụ được thụ hưởng chi phí từ ngân sách nhà nước như: tòa án, công an,... cảm thấy nhu cầu về Marketing là không cần thiết.

- Những tổ chức cung cấp dịch vụ đã trở nên nổi tiếng như: trường học, bệnh viện,... cũng không quá cần thiết vận dụng Marketing.

Trong thị trường cạnh tranh quyết liệt, các tổ chức cung cấp dịch vụ nhận thức rõ hơn về vai trò của hoạt động Marketing. Họ xem Marketing như một công cụ đắc lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Những nhà cung cấp dịch vụ đi tiên phong trong việc áp dụng Marketing phải kể đến là nhóm dịch vụ kinh doanh. Đó là các ngân hàng thương mại, các công ty kinh doanh bảo hiểm, các công ty du lịch,... Điều dễ hiểu là nhờ việc vận dụng Marketing trong kinh doanh, các tổ chức kinh doanh dịch vụ này có khả năng thu hút mạnh mẽ khách hàng của mình, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường.

Ngoài lĩnh vực kinh doanh, các tổ chức cung cấp dịch vụ khác cũng bắt đầu nhận thức rõ nét hơn về vai trò của Marketing trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình trong quan hệ công chúng. Các nhà trường, bệnh viện, thậm chí cả các tổ chức hành chính và cơ quan công quyền đã có sự quan tâm nhất định đến các hoạt động Marketing. Họ đưa ra các giải pháp nhằm cung cấp dịch vụ hoàn hảo đến đối tượng phục vụ của mình. Họ tiến hành các cuộc điều tra nhằm đánh giá dư luận xã hội về cách thức hoạt động của tổ chức mình. Trên cơ sở đó, họ xây dựng các chương trình hành động về Marketing để củng cố lòng tin và tranh thủ sự chấp nhận cũng như tình cảm của dư luận xã hội và đối tượng phục vụ mình.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 128 - 129)