* Nền văn hóa
Nền văn hóa là yếu tố cơ bản quy định những đặc trưng của một dân tộc. Mỗi quốc gia khác nhau thì có một nền văn hóa khác nhau. Mỗi cá nhân của một nền văn hóa đều có những quan điểm tương đối thống nhất về những giá trị đạo đức, tinh thần, và những chuẩn mực về hành vi. Những quan điểm này chi phối, ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân trong nền văn hóa đó. Sự tác động của nền văn hóa lên mỗi cá nhân thường xuyên nhưng khó cảm nhận, nó ảnh hưởng đến cá nhân từ lúc bắt đầu biết nhận thức đến khi hết khả năng nhận thức. Nên văn hóa của các nước phát triển được thể hiện:
- Mức vươn lên và thành công. - Tính năng động
- Hiệu quả thực tế. - Tiện nghi xã hội…
Từ tất cả các yếu tố trên đã tạo ra thái độ khách quan và khoa học trong mua sắm và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
* Nhánh văn hóa (phân tầng văn hóa)
Mỗi nền văn hóa đều có những bộ phận nhỏ hơn gọi là nhánh văn hóa. Trong các nhánh văn hóa, các cá nhân có nhiều đặc điểm tương đồng hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập cao hơn giữa các thành viên. Các nhánh văn hóa phổ biến như là: các nhóm dân cư theo chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, vùng địa lý. Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng và làm cho người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình marketing theo các nhu cầu của chúng.
Ví dụ: Ở các dân tộc ở vùng núi phía Bắc, phụ nữ thường để tóc dài và búi cao, nên khi sử dụng xe máy việc đội mũ bảo hiểm rất khó khăn nên 1 công ty sản xuất mũ đã thiết kế sản phẩm mũ dành riêng cho thị trường đó.
* Tầng lớp xã hội
Thể hiện hệ thống địa vị trong xã hội. Ở đây được phân ra làm 6 tầng lớp xã hội chủ yếu: thượng lưu bậc cao, thượng lưu bậc thấp, trung lưu bậc cao, trung lưu bậc thấp, dân nghèo, dân nghèo cực khổ. Các tầng lớp xã hội khác nhau có thiên hướng, sở thích khác biệt nhau về sản phẩm như là ăn mặc, tiện nghi, nhà ở, giải
trí… Các nhà marketing cần tìm hiểu để thỏa mãn nhu cầu của từng tầng lớp xã hội từ đó phân định các sản phẩm cho từng tầng lớp. các tầng lớp xã hội có một số đặc điểm chính sau đây:
- Những người thuộc mỗi tầng lớp xã hội đều có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội.
- Con người được xem là có địa vị thâp hay cao tùy theo tầng lớp xã hội của họ.
- Tầng lớp xã hội của một người được xã định theo một số biên như: nghề nghiệp, thu nhập, của cải, học vấn, định hướng giá trị chứ không phải chỉ theo một biến.
- Các cá nhân có thể di chuyển từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác, lên hoặc xuống trong đời mình. Mức độ cơ động này khác nhau tùy theo mức độ cứng nhắc của sự phân tầng trong một xã hội nhất định.