Quyết định phát triển chủng loại sản phẩm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 70 - 71)

Chủng loại sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều chỉ là một bộ phận

chủng loại sản phẩm chung của toàn bộ ngành. Do đó chủng loại sản phẩm sẽ được phát triển khi doanh nghiệp vượt ra ngoài phạm vi sản xuất hiện tại. Việc phát triển này có thể hoặc là hướng xuống dưới, hoặc là hướng lên trên, hoặc là đồng thời theo cả hai hướng.

Phát triển hướng xuống dưới: Nhiều doanh nghiệp lúc đầu chiếm lĩnh đoạn phía trên của thị trường rồi về sau dần dần mở rộng chủng loại của mình để chiếm lĩnh cả những đoạn thị trường phía dưới. Việc làm này có mục đích kìm hãm các đối thủ

cạnh tranh, tiến công họ hay xâm nhập vào những phần thị trường đang phát triển nhanh nhất.

Phát triển hướng lên trên: Những doanh nghiệp đang hoạt động ở những đoạn thị trường bên dưới có thể muốn xâm nhập vào những phần ở đoạn thị trường phía trên. Họ có thể hấp dẫn bởi nhịp độ tăng trưởng cao hơn của những đoạn thị trường bên trên hay khả năng sinh lời cao hơn của chúng. Cũng có thể doanh nghiệp chỉ muốn xác lập vị trí của mình như là một nhà sản xuất chủng loại sản phẩm đầy đủ.

Quyết định phát triển hướng lên trên có thể là mạo hiểm. Những đối thủ cạnh tranh ở phía trên không những đã chiếm lĩnh vững chắc vị trí của họ mà còn có thể chuyển sang phản công bằng cách xâm nhập vào đoạn thị trường phía dưới. Những khách hàng tiềm năng có thể k tin rằng một doanh nghiệp mới lại có đủ khả năng sản xuất những mặt hàng chất lượng cao. Và hơn nữa bản thân những nhân viên bán hàng, những người phân phối của doanh nghiệp có thể không có đủ khả năng và kiến thức để phục vụ đoạn thị trường cao cấp hơn.

Phát triển theo cả hai hướng: Một doanh nghiệp đang hoạt động trong đoạn thị trường ở giữa có thể quyết định phát triển chủng loại sản phẩm của mình đồng thời theo cả hai hướng lên trên và hướng xuống dưới. Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp thường xuyên xâm nhập vào các đoạn thị trường phía trên bằng chính sách chất lượng hoàn hảo giá cả rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh và xâm nhập đoạn thị trường phía dưới bằng chính sách bảo đảm chất lượng và giá thành hạ sao cho phù hợp với cả khả năng thanh toán ở đoạn thị trường này. Khi chiếm được cả đoạn thị trường phía trên và phần thị trường phía dưới, doanh nghiệp sẽ dễ dàng chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trên thị trường.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w