Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 79 - 80)

- Đặc điểm của thị trường và cầu về sản phẩm: Trong quan hệ trao đổi trên thị trường, giá cả chính là sự thỏa thuận của người bán và người mua, đó cũng chính là kết quả của sự dung hòa lợi ích giữa người bán và người mua. Với mỗi mức giá bán sản phẩm khác nhau, lượng cầu sản phẩm cũng sẽ thay đổi. Chính vì vậy, khi quyết định về giá cả sản phẩm các nhà kinh doanh cần phân tích được những đặc điểm của thị trường và cầu về sản phẩm.

- Khả năng chấp nhận và tâm lý của khách hàng: Ảnh hưởng tác động của khách hàng tới giá bán sản phẩm là nhân tố đương nhiên và rất mạnh mẽ. Khi nghiên cứu tác động của khách hàng đến giá, các nhà kinh doanh cần chú ý đến hai phương diện: khả năng chấp nhận và tâm lý của khách hàng. Khả năng chấp nhận của khách hàng được xem như là trần của giá, giới hạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của thu nhập, cơ cấu chi tiêu và khả năng thanh toán… Vì vậy khi xác định mức giá bán, các doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về khách hàng mục tiêu của sản phẩm, đảm bảo sự thích ứng giữa giá cả sản phẩm với khả năng chấp nhận của khách hàng. Một số đặc điểm tâm lý cần chú ý như:

+ Những sản phẩm mà người tiêu dùng biết rõ về giá trị của nó thì tác động của giá bị nó hạn chế.

+ Người tiêu dùng thường có tâm lý gắn liền giữa giá bán của sản phẩm với chất lượng của nó.

+ Khi đánh giá về mức giá bán cụ thể của một sản phẩm, người tiêu dùng thường so sánh với các thông tin thị trường mà họ cập nhật được.

+ Mọi sự thay đổi về giá bán của sản phẩm đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của khách hàng.

+ Tâm lý chung là người mua thích sản phẩm với giá rẻ.

- Đặc điểm cạnh tranh thị trường: khi xác định giá bán của sản phẩm các doanh nghiệp cần phải tính toán đến các yếu tố cạnh tranh thị trường, họ cần phải nghiên cứu về chi phí, giá thành và giá bán của đối thủ cạnh tranh.

- Các nhân tố khác: Ngoài các nhân tố kể trên, thì tác động đến quyết định giá ban sản phẩm của doanh nghiệp còn nhiều nhân tố khác như: tình hình kinh tế, những người bán lại, sự can thiệp của chính phủ…

6.3. Quy trình định giá

Quy trình này sử dụng khi doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường, đưa một sản phẩm hiện hành vào một thị trường mới.

Quy trình này bao gồm 6 bước: - Xác định mục tiêu định giá.

- Xác định cầu của thị trường mục tiêu. - Xác định chi phí cho một đơn vị sản phẩm. - Phân tích chi phí, giá cả và sản phẩm cạnh tranh. - Chọn phương pháp định giá.

- Lựa chọn giá cuối cùng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MARKETING (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w