7. Kết cấu luận án
4.1.2. Định hướng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng
Xu hướng phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại là một xu hướng không thể đảo ngược trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát triển các doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian tới theo tác giả các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện tốt một số định hướng phát triển như (1) phát triển các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; (2) phát triển các doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp; (3) phát triển doanh nghiệp bán lẻ theo hướng bền vững. Trong đó:
4.1.2.1. Phát triển doanh nghiệp bán lẻ theo cơ chế thị trường
Dịch vụ bán lẻ cũng như các dịch vụ hàng hóa khác cần được phát triển theo cơ chế thị trường. Các yếu tố về cung cầu – của thị trường là yếu tố quyết định việc phát triển lĩnh vực này như thế nào. Nhà nước cần hạn chế việc can thiệp vào thị
138
trường làm méo mó quá trình cạnh tranh tự nhiên của các doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước là tạo hành lang pháp lý cho thị trường vận hành một cách có hiệu quả và đảm bảo các bên tham gia thi trường thực thi nghiêm túc các quy định theo pháp luật, đồng thời có những biện pháp, chế tài ngăn chặn và “răn đe” những hoạt động phi pháp có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường, các hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh. Dưới góc độ phát triển dịch vụ bán lẻ theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ là những nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho những khách hàng cuối cùng, thực hiện chức năng phân phối kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Động lực của thị trường là lợi ích của nhà sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ (phần lợi nhuận) và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hoạt động tìm kiếm lợi ích này không cần sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước. Để phát triển các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường cần sự góp mặt của cả bốn bên (1) người tiêu dùng; (2) doanh nghiệp bán lẻ; (3) doanh nghiệp sản xuất và (4) cơ quan quản lý nhà nước.
Người tiêu dùng là những người có nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ cụ thể hình thành nên cầu thị trường về từng ngành hàng. Những nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ xuất hiện và tín hiệu được phát đi cần đáp ứng nhu cầu tới các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối (bán buôn và bán lẻ). Những nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng về từng ngành hàng sẽ hình thành cầu thị trường, là một chủ thể tham gia thị trường.
Doanh nghiệp sản xuất nhận được các tín hiệu cần đáp ứng của khách hàng thông qua kênh nghiên cứu thị trường, phản hồi của khách hàng, phản hồi của các nhà phân phối (trong đó có doanh nghiệp bán lẻ) tiến hành thiết kế và sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời với nó là việc xây dựng chiến lược, chính sách để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trên thị trường. Phát triển các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Để vận hành theo cơ chế thị trường cơ quan quản lý nhà nước không được can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp hay khách hàng một cách tùy tiện. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ là một công cụ để đảm bảo thị trường vận hành hiệu quả và các chủ thể tham gia tôn trọng luật chơi chung. Những chế tài xây dựng nhằm răn đe, phòng ngừa cũng như khắc phục một trong những chủ thể tham gia thị trường không tuân thủ đúng luật chơi. Cũng cần lưu ý
139
luật chơi phải được xây dựng mang tính công bằng, đảm bảo quyền lợi của các bên và có cơ chế giám sát thực thi.
4.1.2.2. Phát triển các doanh nghiệp bán lẻ theo hướng chuyên nghiệp
Phát triển doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp cũng là một điểm cần chú ý đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Bởi cùng với xu thế phát triển của xã hội khách hàng ngày càng đòi hỏi hàng hóa/dịch vụ phải được cung cấp một cách chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp phải được thể hiện ở tất cả các chủ thể tham gia thị trường từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp bán lẻ, người tiêu dùng và các hiệp hội nghề nghiệp:
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, việc cấp phép kinh doanh, giám sát thực hiện, quản lý thị trường về từng ngành hàng… cần tuân theo các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh của ngành bán lẻ khi Việt Nam đã tham gia các hiệp định tự do thương mại như TPP, AEC, WTO kéo theo rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và sẽ tham gia thị trường. Tính chuyên nghiệp của cơ quan quản lý được thể hiện thông qua quy trình minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình với cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp và công chúng. Cơ quan quản lý nhà nước cần đóng vai trò như một “bà đỡ” cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh, cạnh tranh với nhau bằng một luật chơi chung và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia thị trường.
Về phía doanh nghiệp bán lẻ hoạt động kinh doanh phải được chuyên nghiệp hóa ở tất cả các khâu: nhân sự, tổ chức, khai thác, giám định, bồi thường, vv. Một trong những biện pháp chuyên nghiệp hóa là sử dụng các quy trình chuẩn, thống nhất cho các bộ phận trong tổ chức. Tính chuyên nghiệp hay cũng là tính đồng nhất và ổn định về chất lượng dịch vụ.
Về phía các hiệp hội nghề nghiệp phải phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước và công chúng.
4.1.2.3. Phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững
Giống như với loại hình kinh doanh ở các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần hướng đến việc phát triển bền vững. Quan điểm về phát triển bền vững phải được các doanh nghiệp quán triệt và thực thi trong thực tế. Phát triển bền vững được thể hiện ở các khía cạnh như:
140
Thứ nhất, phát triển doanh nghiệp phải gắn với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu, thị phần là cần thiết với các doanh nghiệp nhưng trong một thị trường cạnh tranh thì mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược kinh doanh đánh đổi giữa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Tức là có thể chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn cho các kế hoạch kinh doanh nhưng trong dài hạn phải có lãi mới có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp được. Nếu các doanh nghiệp chỉ chạy theo doanh thu và phát triển thị phần, bị thua lỗ nhiều năm sẽ đe dọa đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nguy cơ phá sản không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn tạo ra nguy cơ đối với cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp bán lẻ phải xây dựng những chiến lược lâu dài, nghiêm chỉnh thực hiện một luật chơi chung bởi việc xé rào để thực hiện các thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh chỉ dẫn đến một thị trường hỗn loạn và tất cả các bên tham gia đều thiệt hại. Điều này cũng đòi hỏi chức năng giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường phải được thực hiện một cách có hiệu quả.
Thứ hai, phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải sáng tạo, đưa vào kinh doanh nhiều loại hàng hóa/dịch đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng, tạo ra sự hài lòng và trung thành khách hàng. Doanh nghiệp với một lượng khách hàng trung thành lớn sẽ đem lại những lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Các nghiên cứu cho thấy khách hàng trung thành có xu hướng ít khiếu nại hơn, mua nhiều hơn và là một kênh truyền thông truyền miệng hiệu quả cho doanh nghiệp