7. Kết cấu luận án
2.4.1. Đặc điểm của các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bản lẻ
nghiệp bản lẻ
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ xuất phát từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp để tạo ra lợi thế so với các doanh nghiệp khác từ đó thu được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các lý thuyết về phân tích năng lực cạnh tranh hiện đại chỉ ra rằng không phải nguồn lực nào của doanh nghiệp cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hay tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong dài hạn. Các nguồn lực có thể tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững, trong dài hạn thường là các nguồn lực vô hình bởi chúng có tính hiếm, khó bắt chước, khó thay thế và đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Những nguồn lực hữu hình như địa điểm, cửa hàng, các tài sản cố định… thường không tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững bởi chúng dễ dàng mua được trên thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt như ngành bán lẻ có chi phí gia nhập và rút lui khỏi ngành thấp. Bởi vậy, trong luận án này tác giả tập trung vào việc xác định các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ từ các nguồn lực vô hình theo cách tiếp cận của lý thuyết năng lực động. Theo đó, các nguồn lực trở thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải thỏa mãn tiêu chí VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non – substittutable): (1) có giá trị, (2) hiếm; (3) khó bắt chước và (4) không thể thay thế [63]. Trong đó:
Nguồn lực có giá trị
Nguồn lực có giá trị hàm ý rằng các nguồn lực tạo ra những lợi thế cạnh tranh, đem lại những lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp khi sử dụng nó. Nguồn lực có giá trị có thể là các nguồn lực hữu hình hay vô hình. Nguồn lực có giá trị là nguồn lực cho phép doanh nghiệp thực hiện và cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty [53]. Từ đó doanh nghiệp sẽ tận dụng các cơ hội và trung lập các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù các nguồn lực có giá trị đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp là điều kiện cần để xác định là năng lực động, tuy nhiên không phải nguồn lực có giá trị nào cũng trở thành năng lực động của doanh nghiệp.
Nguồn lực hiếm
Nguồn lực có giá trị (sử dụng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp) nhưng nó cũng xuất hiện ở các doanh nghiệp khác thì không được xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực chỉ có tại doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng
48
trong các chiến lược tạo ra giá trị đem lại những lợi thế cạnh tranh [53]. Nguồn lực hiếm cũng hàm ý về tính khác biệt của nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu, các doanh nghiệp khác nhau sở hữu những nguồn lực khác nhau mà các doanh nghiệp khác không dễ dàng có được. Chính sự khác biệt về nguồn lực này dẫn đến việc thiết lập các chiến lược khác nhau, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh khác nhau. Đặc điểm về tính hiếm đem lại những lợi thế cạnh tranh cho tổ chức nếu nó đem lại những giá trị đặc biệt.
Nguồn lực khó bắt chước
Nguồn lực khó bắt chước là những nguồn lực doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp khác khó lòng đạt được (quy mô, mức độ, thời điểm). Nguồn lực khó bắt chước có một trong ba hoặc cả ba đặc điểm (1) doanh nghiệp có nguồn lực đó nhờ vào điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt; (2) mối liên hệ giữa nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của công ty một cách ngẫu nhiên; (3) nguồn lực đó liên quan đến một hiện tượng xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp [52]. Nguồn lực khó bắt chước thường là những dạng nguồn lực vô hình do tính sở hữu những đặc điểm khác biệt hay văn hóa tổ chức. Ví dụ như khả năng lập kế hoạch, khả năng thực hiện các chương trình marketing, chiến lược, và phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ nhân sự về tính sáng tạo, khả năng nắm bắt thông tin, diễn giải thông tin để có phản ứng phù hợp. Những năng lực này ở các tổ chức khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào đội ngũ nhân sự cũng như lãnh đạo của tổ chức và có thể nó chỉ phù hợp với những cấu trúc tổ chức nhất định. Những doanh nghiệp khác rất khó bắt chước hoặc không thể thực thi những chiến lược, kế hoạch tương tự do sự khác biệt về cấu trúc tổ chức cũng như không sở hữu đội ngũ nhân sự tương đồng.
Nguồn lực không thể thay thế
Nguồn lực không thay thế là những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh để thực thi các chiến lược mà không thể sử dụng các nguồn lực khác thay thế nó được [53]. Khả năng thay thế nguồn lực diễn ra ở hai hình thức, đầu tiên là các nguồn lực khó bắt chước nhưng có thể thay thế bằng những nguồn lực khác tương tự mà vẫn thực hiện được chiến lược. Thứ hai các loại nguồn lực khác nhau có thể thay thế cho nhau. Ví dụ đối với doanh nghiệp A thì khả năng lãnh đạo của tầng lớp lãnh đạo tinh hoa là một dạng nguồn lực mà doanh nghiệp B không có. Nhưng doanh nghiệp
49
B có thể sử dụng các nguồn lực khác như khả năng lập và triển khai kế hoạch để