Thảo luận và đánh giá về kết quả nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 129 - 138)

7. Kết cấu luận án

3.3.5. Thảo luận và đánh giá về kết quả nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi về xu hướng mua sắm của khách hàng đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Theo đó, xu hướng mua sắm mới thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tại các kênh bán lẻ hiện đại. Khách hàng có xu hướng mua sắm nhiều hơn tại các kênh như siêu thị, chuỗi cửa hàng chuyên doanh. Cùng với nó là việc gia tăng các giao dịch điện tử trong mua bán đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ tuổi trong các ngành liên quan đến hàng tiêu dùng, thời trang hay các sản phẩm công nghệ. Kết quả phỏng vấn với những người tiêu dùng cho thấy họ sử dụng nhiều hơn việc mua sắm online, thanh toán điện tử qua internet hay điện thoại, có 8/10 người được hỏi thường xuyên thực hiện các mua sắm trên mạng internet. Các mặt hàng mua sắm khá đa dạng, tuy nhiên phần nhiều các ý kiến được hỏi là các mặt hàng liên quan đến thời trang, hàng tiêu dùng giá trị không quá lớn. Tất cả các doanh nghiệp lớn trong điều tra đều xây dựng các website về thương mại điện tử và có bộ phận bán hàng online. Các doanh nghiệp nhỏ trong điều tra hiện nay một số sử dụng website như một công cụ giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng website có tính chất giới thiệu nhiều hơn là bán hàng. Bán hàng với các đơn vị kinh doanh nhỏ thực hiện chủ yếu thông qua các mạng xã hội bằng cách thiết lập các fanpage, tham gia các nhóm chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook. Điều

120

này cũng cho thấy xu thế mua sắm hiện đại là một xu thế tất yếu khi các kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chiếm khoảng 15% tổng doanh thu bán lẻ, trong khi đó tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia các kênh này chiếm đến hơn 50% [31]. Người tiêu dùng sẽ ngày càng mua sắm nhiều hơn tại các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, chuỗi của hàng…. bên cạnh những kênh bán truyền thống. Các kênh bán lẻ truyền thống sẽ có xu hướng thu hẹp dần và thực hiện cuộc cuộc cách mạng “công nghệ hóa” thông qua các phương tiện công nghệ như internet, mobile internet…

Xu thế thứ hai có thể nhìn thấy qua sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp bán lẻ là sự phát triển thiếu ổn định về số lượng doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng trong giai đoạn quan sát từ 2007 – 2015 có sự thay đổi thất thường mặc dù có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Sự tăng/giảm số doanh nghiệp qua các năm cho thấy tính thiếu ổn định về thị trường, chi phí gia nhập và rút lui khỏi ngành thấp và cả quy mô doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ khá nhỏ. Theo điều tra của tác giả số doanh nghiệp hiện tại có quy mô lao động dưới 10 lao động chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp bán lẻ, mặt bằng kinh doanh nhỏ (< 100m2). Cùng với kích thước nhỏ của doanh nghiệp và đặc trưng của ngành bán lẻ là ngành thương mại, dịch vụ nên khả năng gia nhập và rút lui khỏi thị trường khá dễ dàng hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nhìn nhận bán lẻ là một ngành có lợi thế về quy mô. Để phát triển cần xây dựng các chuỗi lớn, chuyên nghiệp hóa trong hoạt động.

Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho thấy lĩnh vực bán lẻ giải quyết không quá nhiều việc làm cho người lao động. Trung bình hàng năm lĩnh vực bán lẻ chỉ giải quyết khoảng 7000 – 8000 việc làm. Tuy nhiên, số liệu này là số liệu theo thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê dựa trên báo cáo số liệu lao động của các doanh nghiệp mà không tính đến các hình thức kinh doanh trong thực tế như tại các hộ gia đình, chợ.

Doanh thu, lợi nhuận và tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng cũng thay đổi thiếu ổn định mặc dù quy mô tài sản tăng liên tục. Việc doanh thu thay đổi thiếu ổn định cho thấy tính chất cạnh tranh và ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới ngành. Trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn (chẳng hạn giai đoạn 2007 – 2010) thường kéo theo sức mua giảm và hệ quả của nó là doanh thu bán hàng của lĩnh vực bán lẻ sẽ giảm, lượng tồn kho tăng. Tương tự như vậy với

121

lợi nhuận doanh nghiệp và tiền nộp ngân sách. Điều này cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô có tác động tới mọi mặt của đời sống và lĩnh vực bán lẻ là một trong những biểu hiện sớm và rõ ràng nhất. Số tiền nộp ngân sách, lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ hiện tại ở Hải Phòng khá nhỏ ngoài tín hiệu về mức độ khó khăn của thị trường, các yếu tố vĩ mô trong từng giai đoạn còn phản ánh một tín hiệu về hiệu năng quản lý nhà nước chưa hiệu quả. Mặc dù không có con số thống kê chính thức nhưng các thăm dò cho thấy tình trạng trốn thuế, sử dụng các hình thức gian lận, thông đồng hối lộ cán bộ cơ quan công quyền là khá phổ biến không chỉ ở Hải Phòng.

Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng có quy mô khá nhỏ. Ngoài một số doanh nghiệp lớn, kết quả khảo sát của tác giả cho thấy có hơn 90% doanh nghiệp có số lao động dưới 20 lao động và mặt bằng kinh doanh dưới 150m2. Quy mô doanh nghiệp nhỏ cũng là một lý do giải thích tại sao sự biến động về số lượng doanh nghiệp bán lẻ tăng/giảm một cách thiếu ổn định trong thời gian qua. Với quy mô nhỏ lại hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên khả năng gia nhập và rút lui khỏi thị trường của họ khá dễ dàng.

Bằng kiểm nghiên cứu khảo sát thực nghiệm, thông qua phân tích bằng kiểm định sự tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích khẳng định nhân tố nghiên cứu cũng cho thấy tồn tại cả bốn nhân tố năng lực động của doanh nghiệp tại Hải Phòng bao gồm (1) năng lực marketing; (2) năng lực thích nghi; (3) năng lực sáng tạo và (4) định hướng kinh doanh. Các phát triển đo lường cho các nhân tố này được đánh giá là đáng tin cậy và phù hợp cho những khái niệm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây trên thế giới [73], [104] và tại Việt Nam [40], [44]. Điều này cho thấy mặc dù lĩnh vực kinh doanh có thể khác nhau, các doanh nghiệp ở những khu vực khác nhau nhưng các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp có thể tồn tại khá giống nhau.

Thông qua phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy thực sự có hai nhân tố năng lực động trong bốn nhân tố đưa vào mô hình có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh là (1) năng lực sáng tạo và (2) định hướng kinh doanh, hai nhân tố (i) năng lực marketing và (ii) năng lực thích nghi không có ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự tương đồng và khác biệt với

122

các nghiên cứu trước đây xem xét ảnh hưởng của các thành phần năng lực động tới kết quả kinh doanh. Lấy ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang [40] cho thấy năng lực marketing có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh nhưng định hướng kinh doanh lại có tác động gián tiếp thông qua năng lực sáng tạo và năng lực marketing. Nghiên cứu của Zhou & Li [106] cho thấy có ảnh hưởng trực tiếp của năng lực thích nghi với kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu này cũng là một bằng chứng cho thấy việc xây dựng, duy trì, nuôi dưỡng và phát triển các nhân tố tạo thành năng lực động cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Mặc dù các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, chu kỳ kinh doanh của các ngành nhưng nó là những nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững do chúng có tính chất hiếm, khó bắt chước, khó thay thế và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Kết quả này cũng là một gợi ý cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng muốn phát triển, đạt kết quả kinh doanh tốt trước hết cần có định hướng kinh doanh mạnh và năng lực sáng tạo trong kinh doanh, tiếp theo là cải thiện năng lực marketing và năng lực thích nghi của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Trước bối cảnh Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định tự do thương mại với các đại cường lớn trên thế giới sự xâm nhập của những doanh nghiệp bán lẻ quốc tế từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ hay châu Âu [2] sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình dựa trên các lợi thế vô hình chứ không còn những lợi thế hữu hình dễ dàng bắt chước được.

Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận sự ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất khác nhau. Theo đó, ảnh hưởng lớn nhất là nhân tố định hướng kinh doanh, tiếp theo là năng lực marketing, năng lực sáng tạo và cuối cùng là năng lực thích nghi. Điều này cho thấy trong giai đoạn kinh doanh nhiều cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ đòi hỏi doanh nghiệp phải có định hướng kinh doanh mạnh. Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở cả hai khía cạnh (1) năng lực mạo hiểm và (2) năng lưc chủ động. Doanh nghiệp phải chủ động trước các động thái của đối thủ cạnh tranh và thực hiện cả việc tấn công lẫn phòng thủ trong kinh doanh dựa trên những hoạt động của đối thủ. Theo dõi và thực hiện những dự án kinh doanh có tính mạo hiểm nhưng tiềm năng đem lại kết quả cao, nâng cao được vị thế của doanh nghiệp. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây của Keh và

123

cộng sự [73] cho thấy định hướng kinh doanh là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại Singapore. Nhiều các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau cũng cho thấy có ảnh hưởng khá mạnh của định hướng kinh doanh tới kết quả [40], [73] . Năng lực marketing cũng được xem là nhân tố có ảnh hưởng khá mạnh tới kết quả kinh doanh mặc dù chỉ có ảnh hưởng gián tiếp qua năng lực sáng tạo. Kết quả này một lẫn nữa kiểm chứng mối quan hệ giữa chất lượng của năng lực marketing với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã thực hiện trong các nghiên cứu trước đây tại nước ngoài [70], [77] và trong nước [40]. Nghiên cứu này cũng một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa năng lực marketing và năng lực sáng tạo, năng lực marketing là nhân tố có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến khả năng sáng tạo của tổ chức. Điều này cho thấy các doanh nghiệp muốn phát triển trong tương lai cần xây dựng năng lực marketing cho riêng mình thông qua việc nâng cao khả năng đáp ứng khách hàng, chất lượng mối quan hệ với nhà cung cấp, đối tác hay chính quyền địa phương, thích ứng với các thay đổi của môi trường vĩ mô và chủ động phản ứng với những thay đổi từ thị trường và đối thủ cạnh tranh. Điều này càng đặc biệt hơn nữa khi áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày một tăng lên khi các hiệp định tự do thương mại và đầu tư sẽ có hiệu lực trong thời gian tới như TPP, AEC, Nhân tố năng lực sáng tạo cũng được xem là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang [40], Wu & Cavusgil [104]. Điều này cho thấy trong bối cảnh hiện nay, mức cạnh tranh trong ngành khá gay gắt sự thành công của doanh nghiệp đến từ khả năng sáng tạo trong kinh doanh. Đối với năng lực thích nghi cũng vậy, mặc dù không có ảnh hưởng trực tiếp những năng lực thích nghi có tác động tới định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ hiện tại chỉ đạt ở mức trung bình thấp, điểm đánh giá ở ngưỡng dưới 3.5 điểm trong thang đo Likert 5 điểm (Mean =3.458, SD =0.470). Kết quả này cũng khá nhất quán với dữ liệu về doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ trong những năm gần đây được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận của các doan nghiệp bán lẻ cũng không ổn định và có mức lợi nhuận khá thấp. Độ lệch chuẩn đánh giá khá nhỏ (0.470) cũng phản ánh tín hiệu về kết quả kinh doanh không có nhiều khác biệt giữa các doanh nghiệp được khảo sát. Với mức đánh giá

124

đạt được kết quả kinh doanh khá thấp và khá tương đồng giữa các doanh nghiệp cho thấy một tín hiệu về mức độ cạnh tranh cao của thị trường, thị trường bán lẻ hiện tại tiềm ẩn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh. Những khó khăn như vậy có thể sẽ tiếp tục kéo dài và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn tăng hơn nữa khi các nhà phân phối bán lẻ tiến vào thị trường Việt Nam và Hải Phòng là một trong những thị trường tiềm năng nhất tại Việt Nam. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ đổi mới, thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp tham gia vào những “liên minh”, hiệp hội ngành để bảo vệ thị trường, quyền lợi hay hợp tác tham gia thành những mắt xích trong chuỗi cung ứng của các nhà phân phối lớn có nhiều tiềm lực.

Đối với năng lực marketing của các doanh nghiệp bán lẻ, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp thể hiện năng lực khá tốt ở các khía cạnh về đáp ứng khách hàng, thiết lập mối quan hệ và phản ứng với đối thủ cạnh tranh nhưng còn bị đánh giá khá thấp ở khía cạnh về khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô. Đối với năng lực đáp ứng khách hàng, kết quả đánh giá điểm đánh giá khá tốt (Mean =4.000, SD =0.541). Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng hiểu biết nhu cầu khách hàng, sử dụng các nghiên cứu thị trường, thông tin của khách hàng được phân tích thường xuyên hay khả năng điều chỉnh thay đổi các hoat động để đáp ứng khách hàng đều đươc đánh giá khá tốt. Điều này có thể được giải thích do áp lực cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng vào việc đáp ứng khách hàng, thông tin của khách hàng về nhu cầu, hành vi đều được nắm bắt khá rõ từ các đơn vị kinh doanh. Mặt khác, lĩnh vực bán lẻ là lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đặc trưng chủ yếu của các doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp nhỏ nên khả năng xoay sở, nắm bắt và phản ứng với thị trường khá nhanh chóng. Đối với nhân tố chất lượng mối quan hệ, kết quả khảo sát cho thấy điểm đánh giá về chất lượng mối quan hệ khá cao của các doanh nghiệp (Mean = 4.407, SD = 0.782). Trong đó các khía cạnh đánh giá có mức điểm đánh giá khá tương đồng nhau và đều ở mức cao, cao nhất là khía cạnh thiết lập quan hệ tốt với chính quyền địa phương (Mean = 4.500, SD = 0.886). Điều này phát đi tín hiệu về việc thiết lập mối quan hệ của các đơn vị kinh doanh là khá tốt, cho thấy các doanh nghiệp hiện nay đang tập trung vào xây dựng các quan hệ trong kinh doanh tốt. Tuy nhiên, bên cạnh mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp thì điểm dánh giá quan hệ với chính quyền còn cho thấy văn hóa “quan hệ” có ảnh hưởng rất lớn trong kinh doanh hiện nay. Mặc dù có nhiều cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng

125

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 129 - 138)