Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ ViệtNam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 77)

7. Kết cấu luận án

2.6.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ ViệtNam

2.6.2.1. Kinh nghiệm các doanh nghiệp bán lẻ của Coop Mart

Coop Mart là một chuỗi siêu thị bán lẻ lớn tại Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Sự thành công của Coop Mart được đúc kết qua các khía cạnh:

Thứ nhất, phát triển quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước, mà trước hết là các cơ quan công quyền tại các địa phương nơi các siêu thị được mở ra. Có thể nói, sự có mặt của Co.opmart tại các vị trí trung tâm của TP. HCM và các đô thị lớn ở các tỉnh, thành đem lại một lợi thế của Co.opmart so với các siêu thị và hệ thống phân phối khác là kết quả của việc phát triển tốt mối quan hệ này. Ngoài ra, cũng nhờ vậy, Coopmart đã tranh thủ được các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương bình ổn giá thị trường và cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’"; đồng thời, có điều kiện sử dụng kênh truyền thông của Nhà nước trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Co.opmart trước các thương hiệu khác.

Thứ hai, chiến lược lựa chọn mô hình phát triển chuỗi Co.opmart đi trước các hệ thống siêu thị khác, nhờ đó nhanh chóng gia tăng được thị phần và phủ rộng tầm ảnh hưởng của Co.opmart trên phạm vi cả nước; đồng thời trở thành đối tác lớn và cũng là điều kiện cho phép Co.opmart liên kết, hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất có thương hiệu trong nước, các nhà nhập khẩu hàng đầu, các hợp tác xã nông nghiệp, hiệp hội nhà vườn, nhờ đó có nguồn hàng cung cấp đa dạng, chất lượng ổn định với giá gốc; giảm được chi phí dự trữ hàng hóa, từ đó có điều kiện duy trì chính sách giá bán thấp trong toàn hệ thống.

Thứ ba, với sứ mạng “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”, Co.opmart đã tạo cho mình một phong cách riêng. Đó là sự kết hợp giữa tính văn minh, hiện đại, nhưng vừa mang phong cách chợ truyền thống.

Thứ tư, liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu để mua hàng tận gốc, là tối ưu hóa vận hành siêu thị để giảm chi phí, từ đó cho phép bán hàng với giá cạnh tranh nhất; đồng thời, học hỏi kinh nghiệm thành công của các tập đoàn bán lẻ ở trên thế giới. Chẳng hạn: cách nắm bắt, thỏa mãn tâm lý người tiêu dùng của siêu thị Hàn Quốc; chất siêu thị hợp tác xã của Nhật, hoặc của Singapore, v.v.

67

Thứ năm, thực hiện chuyên môn hóa các chức năng kinh doanh theo các lĩnh vực hoạt động. Theo đó, hệ thống Co.opmart chỉ đảm nhận chức năng phân phối, còn các chức năng khác trong chu trình kinh doanh khép kín là do các bộ phận khác đảm nhận.

2.6.2.2. Kinh nghiệm của hệ thống siêu thị Thế giới di động

Một là, nâng cao năng lực ứng dụng các công nghệ thương mại điện tử, đặc biệt là hệ thống quản lý là chiến lược đầu tư trọng tâm của công ty, nhờ đó, công ty có thể theo dõi các đơn bán hàng đã được thực hiện theo từng cửa hàng; lên kế hoạch cho nguồn hàng dự trữ một cách hợp lý; điều phối hàng hóa luân chuyển giữa các cửa hàng nếu có nhu cầu; đồng thời hỗ trợ việc cập nhật giá cả một cách thống nhất trên toàn mạng lưới để tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống.

Hai là, đầu tư vào việc xây dựng website nhằm đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu. Hiện tại, website của doanh nghiệp là một trong 100 trang web hàng đầu về thương mại điện tử, xếp hạng 48 theo đánh giá của Alexa. Đây cũng là một cổng thông tin trực tuyến cho những khách hàng muốn nghiên cứu thêm về các sản phẩm trước khi mua, đó là cho phép khách hàng tải về những tiện ích trên điện thoại di động, chọn số điện thoại, cũng như thực hiện việc mua hàng trực tuyến.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)